Công tác đất -Thi công và nghiệm thu TCVN 4447 - 87

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Công tác đất - Thi công và nghiệm thu TCVN 4447 - 87
Có hiệu lực từngày 01/01/1998 Ban hành theo quyết định số 83/UBXD
Quy định chung

1.1. Quy phạm này quy định những điều cần phải tuân theo khi thi công và nghiệm thu công tác đất theo phương pháp khô (bằng máy đào, xúc v.v...), phương pháp ướt (bằng cơ giới thuỷ lực v.v...), phương pháp khoan nổ mìn trong xây dựng, cải tạo nhà và công trình.Đối với những công trình thuỷ lợi (thuỷ điện, thuỷ nông), giao thông vận tải, bưu điện, đường dây và trạm khai thác mỏ, dầu khí, công nghiệp, dân dụng... ngoài những điều quy trình của quy phạm này, khi thi công và nghiệm thu công tác đất còn phải tuân theo những quy định của quy phạm chuyên ngành.1.2. Khi lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công cũng như khi thiết kế công trình đất nhất thiết phải theo những quy định của quy phạm này.1.3. Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế tổ chức xây dựng các công trình đất gồm có:- Thiết kế kỹ thuật công trình- Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đường đồng mức, chỗ đất đắp, nơi đổ đất, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống và vị trí bể lắng (nếu thi công cơ giới thuỷ lực), xác định bán kính an toàn (nếu khoan nổ mìn).- Các mặt cắt dọc công trình nằm trong mặt cắt địa chất.- Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biều đồ cân đối giữa khối lượng đào và đắp.- Tình hình địa chất, dịa chất thuỷ văn và khí tượng thuỷ văn và toàn bộ khu vực công trình.Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế thi công công trình đất là những tài liệu của thiết kế tổ chức xây dựng, bản vẽ thi công và những tài liệu ghi trên đây, trong điều này, và phải được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện cụ thể tại thực địa.1.4. Những tài liệu khảo sát địa chất công trình phải cung cấp đủ những số liệu cần thiết về đất xây dựng, có thể gồm toàn bộ hoặc một phần các số liệu sau đây:a) Thành phần hạt của đất.b) Tỷ trọng và khối lượng thể tích khô của đấtc) Khối lượng thể tích và độ ẩm của đất.d) Giới hạn độ dẻoe) Thành phần khoáng của đấtg) Hệ số thấm (trong trường hợp cần thiết)h) Góc ma sát trong và lực dính của đấti) Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tính trương nở, tan rã, lún sự,về.về...)k) Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá)l) Độ chặt tối đa và độ ẩm tối ưu khi đầm nén (nếu cần thiết phải đầm chặt đất).m) Độ bẩn (cây, rác...), vật gây nổ (bom, mìn, đạn về.về...) và những vật chướng ngại khác (trong trường hợp thi công cơ giới và nạo vét luồng lạch)n) Phân cấp đất theo mức độ khó thi công phụ thuộc vào phương pháp thi công đất được chọn.o) Khả năng chịu tải của đất ở những cao độ cần thiết khác nhau.Trong trường hợp bồi đắp công trình phải phân tích thành phần hạt của đất.Chú thích:1. Khi khảo sát địa chất phải xác định mức độ lẫn rác bẩn của đất và khi thấy cần thiết phải điều tra thực địa, nguồn làm bẩn để có tài liệu bổ sung. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật cũng phải tính đến mức độ lẫn rác bẩn của đất. Trong trường hợp thi công bằng cơ giới thuỷ lực và nạo vét luồng lạch, mức độ đất lẫn rác phải hiệu chỉnh theo thực tế thống kê số lần ngừng máy để gỡ rác ở bánh xe công tác và miệng hút. Trong trường hợp này phải tính đến thời gian ngừng việc để thau rửa ống dẫn bùn, thời gian ngừng việc do kẹt máy ở khoảng đào và thời gian khởi động máy.2. Cần phải có các số liệu ghi ở mục “g, h, i” hay không là tuỳ ở sự phức tạp của địa chất công trình và phương pháp thi công được chọn trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công cũng như điều kiện tại nơi xây dựng.1.5. Chỉ sử dụng phương pháp cơ giới thuỷ lực khi có nguồn nước và lượng nước đủ để vận chuyển đất.Phải khảo sát kỹ khả năng cấp nước của nguồn nước, trên cơ sở tính toán nhu cầu sử dụng nước, nhất là đối với ao hồ và sông suối nhỏ, phải tính cả nhu cầu nước sinh hoạt và vệ sinh tối thiểu ở phía dưới khu vực thi công, đồng thời phải tính đến mất nước do bốc hơi, thấm và bão hoà đất.1.6. Khi thi công bằng cơ giới thủ lực, không được để nước thải làm ngập úng dân cư, nhà máy, đường xá và đất nông nghiệp về.về...Những biện pháp làm sạch, lắng bùn và dãn nước từ các sân bồi , thải vào sông, hồ phải được cơ quan quản lý và bảo vệ nguồn nước cho phép và có sự thoả thuận của các cơ quan Nhà nước về giám sát và bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ thuỷ sản và các cơ quan liên quan khác.1.7. Khi thi công đất không được thải nước, đất xấu và các phế liệu khác vào làm hỏng đất nông nghiệp và các loại đất trồng khác; không được thải bừa bãi nước bẩn, đất rác bẩn ra khu công trình đang sử dụng.1.8. Bảng cân đối khối lượng đất đào và đắp trong phạm vi công trình phải đảm bảo sự phân bố và chuyển đất hợp lý nhất giữa đào và đắp có tính đến thời gian và trình tự thi công các hạng mục công trình, phải tính đến những hao hụt do lún của nền và thân công trình và rơi vãi trong vận chuyển.Trong trường hợp không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm vi công trình thì trong thiết kế tổ chức công trình xây dựng phải xác định vị trí bãi thải hoặc mỏ đất. Nếu vị trí bãi thải nằm trong phạm vi công trình. Nếu ở ngoài hàng rào công trình thì phải thoả thuận với chính quyền địa phương. 1.9. Đất thải phải đổ ở nơi trũng, ở vị trí những hố sâu tự nhiên (khe cạn, hõm núi, đầm lầy, nhựa, những moong bỏ hoang v.v...). Khi quy định vị trí bãi thải đất, phải xem xét điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn, không được làm cản trở nước và gây trở ngại cho thoát lũ. Khi hoàn thành thi công đất, bề mặt bãi thải phải được san bằng, và nếu thấy cần thiết thì phải trồng cỏ gia cố.Khi thi công nạo vét, nếu chọn bãi thải dưới nước phải xác định rất thận trọng và phải có sự thoả thuận của các cơ quan quản lý vận tải địa phương, cơ quan Nhà nước giám sát vệ sinh môi trường và bảo vệ các nguồn thuỷ sản v.v. ...1.10. Công tác thi công đất nên giao cho những tổ chức chuyên môn hoá về công tác đất hoặc những đơn vị chuyên môn hoá về công tác này trong các tổ chức xây lắp.1.11. Lựa chọn nhóm máy đồng bộ để thi công đất phải trên cơ sở tính toán kinh tế. Khi thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải tính đến năng lực xe máy sẵn có của tổ chức xây lắp và khả năng bổ sung những máy móc còn thiếu.2. Công tác chuẩn bị2.1. Công tác chuẩn bị tiến hành theo những quy định của quy phạm tổ chức thi công và những quy định dưới đây của quy phạm này.A. Giải phòng mặt bằng2.2. Khi cấp đất xây dựng công trình phải tính cả những diện tích bãi lầy đất, bãi trữ đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống và đường dây điện và mặt bằng để lắng nếu thi công nếu thi công bằng cơ giới thuỷ lực.2.3. Trong phạm vi công trình và trong giới hạn đất xây dựng nếu có những cây cỏ ảnh hưởng đến an toàn cho công trình và gây khó khăn cho thi công thì đều phải chặt hoặc rời đi nơi khác.Phải di chuyển các loại công trình, mồ mả, nhà cửa, v.v... ra khỏi khu vực xây dựng công trình.2.4. Phải đào hết gốc, rễ cây trong những trường hợp sau đây;- Trong giới hạn những hố móng nông (chiều sâu nhỏ hơn 0,5m) như móng nhỏ, hào,kênh mương.- Trong giới hạn nền đường sắt có chiều cao đất đắp bất kỳ và nền đường bộ chiều cao đất đắp < 1,5m.- Trong giới hạn nền móng đê, đập thuỷ lợi không kể chiều cao bao nhiêu hố đào hốc cây cần lấp lại và đầm kỹ từng lớp bằng cùng một loại đất.- Trong giới hạn đắp nền chiều cao đắp < 0,5m.- Trong giới hạn bãi chứa đất, bãi lấy đất và phần lấy đất từ hố móng cần dùng để đất trở lại.- Trong giới hạn tuyến những ống ngầm có chiều rộng được xác định trong thiết kế tổ chức xây dựng.2.5. Cho phép để lại cây trong những trường hợp sau:- Trong giới hạn nền đường bộ, chiều cao đất đắp > 1,5m. Nếu nền đất đắp cao từ 1,5 - 2m. gốc cây phải chặt sát mặt đất; nếu nền đất đắp cao hơn 2m, gốc cây có thể để cao hơn mặt đất tự nhiên 10cm.- Trong giới hạn đắp nền với chiều cao đất đắp > 0,5m thì gốc cây có thể để cao hơn mặt đất tự nhiên là 20cm.2.6. Đối với những hố móng công trình, đường hào, kênh mương có chiều sâu > 0,5m, việc đào gốc cây do thiết kế tổ chức xây dựng quy định tuỳ theo dạng và chủng loại máy được sử dụng để đào móng công trình.2.7. Nếu dùng các phương tiện cơ giới để đào gốc cây. Sau khi nhổ lên phải vận chuyển ngay gốc cây ra ngoài phạm vi công trình để không làm trở ngại thi công.Có thể dùng máy kéo, máy ủi, máy ủi có thiết bị đào gốc cây, máy xúc, hệ thống tời đặc biệt dùng nhổ gốc cây có đường kính 50cm trở xuống.Đối với những gốc cây có đường kính > 50cm và loại gốc cây có bộ rễ phát triển rộng thì có thể nổ mìn để đào gốc.2.8. Đá mồ côi quá cỡ so với loại cây máy được sử dụng (kể cả phương tiện vận chuyển) nằm trong giới hạn hố móng công trình phải loại bỏ trước khi tiến hành đào đấtChú thích:Đá mồ côi được coi là quá cỡ khi kích thước chiều ngang lớn nhất của viên đá lơn hơn kích thước phần công tác của những máy làm đất được chọn để thi công:+ Lớn hơn 2/3 chiều rộng gầu xúc - đối với máy đào gầu ngửa và gầu sấp.+ Lớn hơn 1/2 chiều rộng gầu xúc - đối với máy đào gầu quặng.+ Lớn hơn 2/3 chiều sâu cắt đất - đối với máy cạp.+ Lớn hơn 1/2 chiều cao bàn gạt - đối với máy ủi và máy san.+ Lớn hơn 1/2 bề rộng thùng xe - đối với loại xe vận tải tự đổ và về trọng lượng không được lơn hơn một nửa tải trọng quy định của xe.Trường hợp thi công bằng cơ giới thuỷ lực và nạo vét luồng lạch, đối với từng loại máy kích thước đã có cỡ, do thiết kế đã quy định.Có thể xử lý phá vỡ đá quá cỡ bằng nổ mìn để bắn đi ra ngoài phạm vi làm việc của máy hoặc phá vỡ tại chỗ. Cũng có thể chôn đá sâu hơn 0,3m so với cao trình thiết kế đối với hố móng hoặc nền đất đắp, cắm chôn đá quá cỡ dưới nền đường giao thông, nền đường bằng sân bay, móng các công trình kỹ thuật ngầm, nền móng và các công trình thuỷ lợi (đê điều, đập nước ...)Đá mồ côi nằm trên mặt đất thuộc phạm vi hố móng, không kể kích cỡ bao nhiêu, phải dọn hết trước khi khoan nổ mìn nếu không cần bóc tầng phủ.2.9. Trước khi đào đắp đất, lớp đất mẫu nằm trong phạm vi giới hạn quy định của thiết kế hố móng công trình và bãi lấy đất đều phải được bốc hót và giữ lại để sau này sử dụng tái tạo phục hồi đất do bị phá hoại trong quá trình thi công, làm tăng độ mầu mỡ của đất trồng, phủ đất màu cho vườn hoa, cây xanh v.v...Khi bóc hót, dự trữ, quản lý đất màu phải tránh nhiễm bẩn nước thải đất đá, rác rưởi và có biện pháp gia cố mái dốc, trồng cỏ bề mặt để chống xói lở, bào mòn.2.10. Phần đất mượn tạm để thi công phải được tái tạo phục hồi theo tiến độ hoàn thành và thu gọn thi công công trình. Sau khi bàn giao công trình, không quá 3 tháng toàn bộ phần đất mượn tạm để thi công phải được phục hồi đầy đủ và giao trả lại cho người sử dụng.B. Công tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm2.11. Trước khi đào đất hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, hồ, cống, rãnh.....) ngăn không cho chảy vào hố móng công trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch v.v... tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất công trình.2.12. Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước phải đảm bảo thoát nhanh lưu lượng nước mưa và các nguồn nước khác, bờ mương rãnh và bờ con trạch phải cao hơn mức nước tính toán là 0,1m trở lên.2.13. Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.2.14. Độ dốc theo chiều nước chảy của mương rãnh tiêu nước không được nhỏ hơn 0,003 (trường hợp đặc biệt 0,002, ở thềm sông và vùng đầm lầy, độ dốc đó có thể giảm xuống 0,001)2.15. Khi xây dựng hệ thống tiêu nước thi công phải tuân theo những quy định sau đây:- Khoảng cách từ mép trên hố đào tới bờ mương thoát nước nằm trên sườn đồi núi (trong trường hợp không đắp bờ hoặc thải đất giữa chúng) là 5m trở lên đối với hố đào vĩnh viễn và 3m trở lên đối với hố đào tạm thời.- Nếu phía trên mương thoát nước có sườn đồi núi đòi gỏi phải đắp con trạch thì khoảng cách từ chân bờ con trạch tới bờ mương phải bằng từ 1 - 5m tuỳ theo độ thấm của đất.- Khoảng cách giữa chân mái công trình đắp và bờ mương thoát nước không được < 3m.Phải luôn luôn giữ mặt bằng khai thác đất có độ dốc để thoát nước: Dốc 0,005 theo chiều dọc và 0,02 theo chiều ngang.2.16. Nếu được vận chuyển đất phải đắp cao dưới 2 m thì rãnh thoát nước làm cả hai phía dọc theo tuyến đường.Nếu đắp cao hơn 2m và độ dốc tự nhiên theo mặt cắt ngang đường nhỏ 0,02 thì không cần đào rãnh thoát nước ở hai bên đường. Nếu độ dốc mặt đất tự nhiên theo mặt cắt ngang đường > 0,04 thì rãnh thoát nước chỉ cần làm phía sườn cao của đường và phải làm cống thoát nước.Kích thước, tiết diện và độ dốc của rãnh thoát nước phải theo đúng quy phạm xây dựng các tuyến đường giao thông.2.17. Đất đào ở các rãnh thoát nước, mương dẫn dòng trên sườn đối núi không nên đổ lên phía trên mà phải đổ ở phía dưới tạo bờ con trạch theo tuyến mương rãnh.Trong trường hợp ránh thoát nước hoặc dẫn dòng nằm gần sát bờ mái dốc hố đào thì giữa chừng phải đắp bờ ngăn. Mái bờ ngăn phải nghiêng về phía mương rãnh với độ dốc từ 0,02 đến 0,04.2.18. Nước từ hệ thống tiêu nước, từ bãi trữ đất và mỏ vật liệu thoát ra phải đảm bảo thoát nhanh, nhưng phải tránh xa những công trình sẵn có hoặc đang xây dựng. Cấm không được làm ngập úng, xói lở đất và công trình.Nếu không có điều kiện dẫn nước tự chảy thì phải đặt trạm bơm tiêu nước.2.19. Nếu đào hố móng nằm dưới mực nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công, đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố trí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng.Khi mực nước ngầm cao và lưu lượng nước ngầm quá lớn phải hạ mức nước ngầm mới đảm bảo thi công thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹn địa chất mặt móng.2.20. Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mực nước ngầm bị bão hoà, còn phải chú ý tới lớp đất trên mực nước ngầm do hiện tượng mao dẫn. Chiều dày lớp đất phía trên mực nước ngầm cho trong bảng 1.Bảng 1Loại đấtChiều dày lớn đất ướt nằm trên mực nước ngầmCát thô, cát hạt trung và cát hạt nhỏ0,3Cát mịnvà đất cát pha0,5Đất pha sét, đất sét và đất hoang thổ0,12.21. Khi đào hào, kênh mương và hố móng các công trình dạng tuyến, nên bắt đầu đào từ phía thấp, nếu hố móng gần sông ngòi, ao hồ, khi thi công phải để bờ đất đủ rộng đảm bảo cho nước thấm.2.22. Tất cả hệ thống tiêu nước trong thời gian thi công công trình phải được bảo quản tốt, đảm bảo hoạt động bình thường.C - Đường vận chuyển đất2.23. Phải tận dụng mạng lưới đường xá sẵn có để vận chuyển đất. Nếu trong thiết kế có những tuyến đường vĩnh vửu có thể cho phép kết hợp sử dụng làm đường thi công thì phải xây dựng những tuyến đường này trước tiên để phục vụ thi công. Chỉ cho phép làm đường thi công tạm thời khi không thể tận dụng được mạng lưới đường sẵn có và không thể kết hợp sử dụng được những tuyến đường vĩnh cửu có trong thiết kế.2.24. Đườmg tạm vận chuyển đất nên làm 2 chiều. Chỉ làm đường 1 chiều khi vận chuyển đất theo vòng khép kín. Phải xác định trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật.2.25. Nếu vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ trọng tải dưới 12 tấn thì bề rộng mặt đường phải là 7m đối với đường 2 chiều và 3,5m đối với đường 1 chiều.Nếu trọng tải tự đổ của ô tô trên 12 tấn thì bề rộng mặt đường phải tính toán riêng trong quá trình thiết kế tổ chức xây dựng công trình.2.26. Bề rộng lề đường không được < 1m. Riêng ở những nơi địa hình chật hẹp ở chỗ đường vòng và đường dốc bề rộng lề đường có thể giảm xuống 0,5m.Đường trong khoang đào, trên bãi thải và những đường không có gia cố mặt thì không cần để lề đường.Đường thi công làm trên sườn dốc nhất thiết phải có lề đường ở cả 2 phần. Bề rộng lề đường phải giáp sườn cao là 0,5m, phía ngoài giáp sườn thấp là 1m.Nếu dọc đường chôn cọc bê tông lan can phòng hộ thì bề rộng lề đường không được nhỏ hơn 1,5m.2.27. Bán kính cong tối thiểu của đường tạm thi công đối với ô tô phải xác định theo bảng 2 tuỳ theo cường độ vận chuyển và tốc độ của ô tô đi trên đường. Bảng 2Cường độ vận chuyển số lượng xe/ngày đêmCấp đườngTốc độ tính toán (Km/h)Bán kính cong tối thiểu của đường (m)Cho phépCho phép trong điều kiệnCho phépCho phép trong điều kiệnĐịa hình có nhiều vật chướng ngạiVùng đồi núiĐịa hình có nhiều vật chướng ngạiVùng đồi núiTừ 200 - 1000IV80604025012560Dưới 1000V6040301256030Nếu địa hình chật hẹp, bán kính cong của đường phải là 15m được xe ô tô 2 cầu tải trọng dưới 30 tấn và 20m - đối với xe ô tô 3 cầu.Trong khoang đào, trên bãi thải và bãi đắp đất, bán kính quay xe được xác định theo bán kính quay cho phép của nhà máy chế tạo, đối với từng loại xe vận chuyển đất.2.28. Ở những đoạn đường vòng, nếu bán kính < 125m mặt đường ô tô hai làn xe phải được mở rộng ở phía trong như chỉ dẫn trong bảng 3.Đối với đường ô tô 1 chiều, đường có nhiều làn xe, mức độ mở rộng mặt đường tỷ lệ thuận với số làn xe của đường.Bề rộng lề đường, trong mọi trường hợp mở rộng mặt đường, đều phải giữ đúng quy đinh của điều 2.26 của quy phạm này:Bán kính cong đường (m)90-12570-8040-603020Mức độ mở rộng mặt đường (m)11,251,422,252.29. Độ dốc thông thường của đường ô tô chuyển đất là 0,05. Độ dốc lớn nhất bằng 0,08. Trong những trường hợp đặc biệt (địa hình phức tạp, đường lên dốc từ hố móng vào mỏ vật liệu, đường vào bãi đắp đất....) độ dốc của đường có thể nâng lên tới 0,1 và cá biệt tới 1,5.Nếu xác định độ dốc của đường còn phải căn cứ vào loại lớp của mặt đường.2.30. Nếu đường vận chuyển đất có độ dốc quá dài và lớn hơn 0,08 thì từng đoạn một cứ 600m đường dốc phải có một đoạn nghỉ với độ dốc không quá 0,03, dài không dưới 50m.Trong trường hợp đường vừa dốc vừa vòng độ dốc giới hạn của đường theo trục tim phải theo quy định trong bảng 4.Phải đảm bảo thoát nước theo rãnh dọc đường. Độ dốc của rãnh > 0,003 cá biệt cho phép độ dốc của rãnh < 0,003 nhưng không được nhỏ hơn 0,002.Bảng 4Bán kính đường vòng (m)50454035302520Độ dốc phải giảm xuống bằng0,010,0150,020,0250,030,0350,042.31. Khi đường vận chuyển đất chạy qua đường vận chuyển đất cát, cát sỏi nếu ở trạng thái ướt thì chỉ cần gạt phẳng và đầm chặt mặt đường. Nếu ở trạng thái khô, xe đi lại khó khăn thì phải rải lớp phủ mặt đường.Đường lên xuống hố móng, mỏ vật liệu, phải thường xuyên giữ tốt bảo đảm xe máy thi công lên xuống bình thường trong mùa mưa. Khi cần thiết, trên cơ sở tính toán kinh tê, có thể lái cả mặt đường hoặc vết xe đi bằng tấm bê tông cốt thép lắp ráp.2.32. Nếu khối lượng vận chuyển đất lớn và thời gian thi công kéo dài, bề mặt đường tạm phải có lớp phủ kiên cố, việc xác định lớp phủ mặt đường phải căn cứ vào:- Thời gian phục vụ đường- Cường độ vận chuyển của tuyến đường.- Độ dốc và địa hình với những điều kiện đất đai, khí hậu- Điều kiện sử dụng vật liệu địa phương.Việc lựa chọn lớp phủ mặt đường còn phải dựa vào tính toán trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình.2.33. Khi đường thi công chạy qua vùng đất yếu, đầm lầy, vùng đất ngập úng mà cường độ vận chuyển dưới 200 xe/ngày đêm, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế có thể lát dưới 2 vệt bánh xe bằng những tấm bê tông cốt thép lắp ghép.2.34. Nếu đường ô tô nằm trên mặt đá hố móng và trên một khối đá thì chỉ cần phủ lên mặt đường một lớp đá dăm nhỏ để lấp phẳng nhưng chỗ lồi lõm. Kích thước của đá không được quá 70mm.2.35. Đường vận chuyển của xe cạp đất cần hạn chế tới mức thấp nhất số đoạn vòng và rẽ ngoặt nhất là đối với đoạn đường đi có tải.Độ dốc lớn nhất cho phép của xe cạp cho trong bảng 5.Bảng 5Loại xe cạpĐộ dốc lớn nhất cho phépChiều có tảiChiều không tảiLên dốcXuống dốcLên dốcXuống dốcCạp xích0,150,250,170,3Cạp bánh lốp tự hành0.120,20,150,252.36. Về mặt đường cửa vào và đường xuống dốc của xe cạp trong trường hợp đi ngược chiều phải là (m).Dung tích thùng cạp (m3)Không nhỏ hơnNhỏ hơn 6m34,0mTừ 8 - 10 m34,5mLớn hơn 10m35,5m2.37. Bề rộng tối thiểu của mặt bằng đủ để xe cạp quay vòng trở lại là (m)Dung tích thùng cạp (m3)Không nhỏ hơn3m37,0m6m312,5m8m314,0m10m315,0m> 10m321,0mĐường thi công phải được bảo dưỡng, duy tu thường xuyên, bảo đảm xe máy đi lại bình thường trong suốt quá trình thi công. Phải tưới nước chống bụi và không được để bùn nước đọng trên mặt đường.D - Định vị, dựng khuôn công trình2.39. Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim.Sau khi bàn giao, đơn vị thi công phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp v.v...Những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc, mốc phụ và phải được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại các cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.2.40. Yêu cầu của các công tác định vị, dựng khuôn và phải xác định được các vị trí: Tim, trục công trình, chân mái đất đắp, mép - đỉnh mái đất đào, chân chống đất đổ, đường biên hố móng, mép mỏ vật liệu, chiều rộng các rãnh biên, rãnh đỉnh, các mặt cắt ngang của phần đào hoặc đắp v.v....Đối với những công trình nhỏ, khoan có thể dựng ngay tại thực địa theo hình cắt ngang tại những cọc mốc đã đóng.2.41. Phải sử dụng máy trắc đạc để định vị công trình và phải có bộ phận trắc đạc công trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim dọc mốc công trình trong quá trình thi công.2.42. Đối với những công trình đất đắp có đầm lèn: Đê điều, đập, nền công trình v.v... Khi định vị và dựng khuôn phải tính thêm chiều cao phòng lún của công trình theo tỷ lệ quy định trong thiết kế.đối với những phần đất đắp không đầm lèn, tỷ lệ phòng lún tính theo bảng 6 (tính theo % của chiều cao).Bảng 6Tên đấtPhương pháp thi côngVận chuyển bằng goòng, máy cạp bánh lốp và ô tôỦi - xúc - ô tô kéoChiều cao nền đắp (m)44-1010-2044-10(1)(2)(3)(4)(5)(6)Cát mịn, đất màu321,543Cát to, cát đất pha, đất pha sét nhẹ43264Như trên ,có lẫn sõi864108Cát pha sét nặng, sét lẫn sỏi976108Đất Marget, đá vôi nhẹ986109Đất sét, đá vỡ653--Đá cứng432--2.43. Khi đào hố móng dưới mặt nước bằng tàu hút bùn hay tàu Cuốc trong thành phần công tác trắc địa định vị, công trình phải xác định được như sau:- Nếu hình dạng hố móng đối xứng thì phải xác định trục đối xứng của hố móng.- Nếu hố móng không đối xứng thì xác định một mép của hố móng và một trục tim phụ tiêu biểu tuỳ theo hình dạng cụ thể của hố móng.Những cọc định vị trục tim, mép biên và cọc mốc cao trình phải dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của thi công bằng những cọc phụ. Phải cố định cọc phụ và bảo vệ cẩn thận. Tránh dẫn cọc phụ ra khỏi bãi, trên đường giao thông và tới những nơi có khả năng lún, xói, lở, trượt đất.2.44. Khi nạo vét luồng lạch bằng tàu hút bùn hay tàu Cuốc, công tác trắc đạc định vị công trình phải đặc biệt chú ý tới những điểm sau:- Đặt cọc tiêu trên từng mặt cắt ngang của thiết kế.- Cọc tiêu cần cắm trên bờ. Trên mỗi cọc phải ghi rõ số liệu mặt cắt thiết kế.Khoảng cách tới tim trục, cao độ thiên nhiên và cao độ thiết kế của luồng lạch.- Cọc tiêu ở trên bờ hay trên mặt nước đều phải cố định vững chắc, chống sóng, chống xê dịch và không bị ảnh hưởng khi thi công.- Ban đêm trên tiêu phải có đèn hiệu.- Thước đo nước phải đặt gần máy làm việc, được cố định chắc chắn và sử dụng thuận tiện.3. THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤTA. San mặt bằng3.1. Chỉ bắt đầu tiến hành san mặt bằng công trình công nghiệp, khu dân cư và những mặt bằng đặc biệt (như sân bóng đá, mặt bằng nhà ga, sân bay v.v...) khi đã có thiết kế san nền, đã cân đối khối lượng đào đắp và đã có thiết kế của tất cả những công trình ngầm trong phạm vi san nền.3.2. Khi san mặt bằng, phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chảy tràn qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.3.3. Phải đổ đất đắp nền theo từng lớp, bề dày mỗi lớp đất để đầm và số lần đầm cho mỗi lớp phụ thuộc vào máy đầm sử dụng, hệ số đầm và loại đất đắp.Nền rải đất có độ dốc 0,005 theo chiều thoát nước.Khi đắp đất không đầm lèn, phải tính tới chiều cao phòng lún. Tỷ lệ chiều cao phòng lún tính theo % phải theo đúng chỉ dẫn theo bảng 6 mục 2.42.3.4. Đối với trường hợp san mặt bằng sai lệch so với cao trình thiết kế (đào chưa tới hoặc đào vượt quá cao trình thiết kế) ở phần đào đất cho phép như sau:- Đối với đất mềm: 0,05 khi thi công thủ công và 0,1m khi thi công cơ giới.- Đối với đất cứng: +0,1m và -0,2m những chỗ đào vượt quá cao trình thiết kế phải được lấp phẳng bằng đá hỗn hợp.3.5. Bề mặt phần đắp nền bằng đá cứng phải rải lớp đá hỗn hợp lên trên gạt phẳng đầm chặt và đảm bảo độ dốc thiết kế.3.6. Đối với phần đào, phải san mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng những công trình ngầm. Riêng đối với phần đắp thì chỉ tiến hành đắp sau khi đã xây dựng xong các công trình trong phạm vi phần đắp đất.B - Đào hào và hố móng3.7. Bề rộng đáy đường hào trong xây dựng lắp đặt đường ống được quy định trong bảng 7.Bảng 7Phương pháp lắp đặt đường ốngBề rộng tối thiểu của đáy đường hào và vách đứng chưa kể phần gia cốỐng thép, ống chất dẻoỐng gang, bê tông cốt thép và ống ximăng amiăngỐng bê tông, bê tông cốt thép nối bằng ngàm, ống sành1. Lắp theo cụm đường ngoài của ống D là: + nhỏ hơn 0,7m2. Lắp từng đoạn ống đường kính ngoài D là:+ Nhỏ hơn 0,5m+ Từ 0,5 - 1,6m+ Từ 1,6 - 3,5mD + 0,3 nhưng không nhỏ hơn 0,7D + 0,5 D + 0,8D + 1,4D + 0,6D + 1D + 1,4D + 0,8D + 1,2D + 1,4Chú thích:1. Đối với đường ống đường kính lớn hơn 3,5m và đối với những đoạn cong bề rộng đáy hào xác định theo thiết kế tổ chức xây dựng công trình.2. Khi đáy hào nằm trên mực nước ngầm và có mái dốc thì bề rộng đáy hào tối thiểu phải bằng D + 0,5 nếu đặt ống từng đoạn một và D + 0,3 nếu đặt ống theo cụm.3. Khi đáy hào nằm dưới mực nước ngầm, có hệ thống tiêu nước thì bề rộng đáy hào phải đủ rộng để có chỗ đào rãnh tiêu, những khu nước và trạm bơm tiêu.3.8. Trong trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới đáy hào thì khoảng cách tối thiểu giữa thành ống và vách hào phải > 0,7m.3.9. Chiều rộng đáy móng bằng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách phải đặt trong khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2m

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA - QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU - 22 TCN 249 - 98

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA
YÊU CẦU KỸ THUẬT 22 TCN 249 - 98
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Có hiệu lực từ ngày 15/9/1998

I- QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy trình này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu và công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa, công nghệ thi công, kiểm tra giám sát và nghiệm thu các lớp mặt đường bê tông nhựa theo phương pháp rải nóng.
1.2. Quy trình này áp dụng cho việc làm, sửa chữa nâng cấp mặt đường ô tô, đường phố, bến bãi 22 TCN - 22 - 90.
Đối với bê tông rải nhựa nóng có dùng các chất phụ gia khác nhau, bê tông nhựa đúc, bê tông nhựa dùng cho các lớp có tính năng đặc biệt (như lớp bê tông nhựa siêu mỏng, lớp bê tông nhựa tạo nhám, lớp bê tông nhựa thoát nước v.v...) có quy định riêng.
1.3. Hỗn hợp bê tông nhựa được chế tạo bằng các vật liệu đá, cát, bột khoáng (có hoặc không) và nhựa bitum ở trạng thái nóng trong bộ thiết kế của trạm bê tông trộn nhựa có thể được khống chế chặt chẽ theo quy định các tỷ lệ của các thành phần hỗn hợp bê tông nhựa.
II. PHÂN LOẠI BÊ TÔNG NHỰA VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ
CHI TIẾT CƠ LÝ CỦA BÊ TÔNG NHỰA
2.1. Phân loại
2.1.1. Căn cứ vào cỡ hạt lớn nhất danh định của cấp phối đá (tương ứng cỡ sàng tròn tiêu chuẩn mà cỡ sàng nhỏ hơn sát ngay dưới nó có lượng sót tích luỹ lớn hơn 5%), bê tông rải nhựa nóng được phân ra 4 loại: bê tông nhựa hạt nhỏ, bê tông nhựa hạt trung, bê tông nhựa hạt lớn và bê tông nhựa cát. Xem bảng II - 1.
2.1.2. Theo độ rỗng còn dư bê tông nhựa được phân ra 2 loại:
- Bê tông nhựa chặt (BTNC) có độ rỗng dư từ 3 đến 6% thể tích. Trong thành phần hỗn hợp bắt buộc phải có bột khoáng. Xem bảng II - 2a.
- Bê tông nhựa rỗng (BTNR) có độ rỗng còn dư từ lớn hơn 6% đến 10% thể tích, và chỉ dùng làm lớp dưới của mặt đường bê tông nhựa hai lớp, hoặc làm lớp móng. Xem bảng II - 2b.

Thành phần cấp phối các cỡ hạt của hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng
Loại bê tông nhựa Cỡ hạt lớn nhất danh định Vị trí của các lớp BTN Lượng lọt qua sàng (%) Lượng nhựa tính theo % cốt liệu
Theo bộ sàng lỗ tròn (*) (mm)
40 31,5 25 20 15 10 5 2,5 1,25 0,63 0,315 0,14 0,071
Theo sàng ASTM (inch)
1(1/4) 1 3/4 5/8 1/2 5/16 N05 N010 N08 N035 N050 N0100 N0200
Theo sàng ASTM (mm)
31,5 25,0 19,0 16,0 12,5 8,0 4,0 2,0 1,0 0,5 0,3 0,16 0,075
Bê tông nhựa chặt (BTNC)
Hạt nhỏ BTNC10 10 Lớp trên 100 95-100 43-57 31-44 22-33 16-24 12-18 8-13 6-11 5,5-6,5
Hạt nhỏ BTNC15 15 Lớp trên hay lớp dưới 100 95-100 65-75 43-57 31-44 22-33 16-24 12-18 8-13 6-11 5,5-6,5
Hạt trung BTNC20 20 Lớp trên hay lớp dưới 95-100 81-89 65-75 43-57 31-44 22-33 16-24 12-18 8-13 6-11 5,5-6,5
Hạt trung BTNC25 25 Lớp dưới 100 95-100 - 76-84 60-70 43-57 31-44 22-33 16-24 12-18 8-13 6-11 5,5-6,5
BTN cát BTNC5 5 (6) Vứa hè, làn xe đạp, thô sơ 100 95-100 68-83 45-67 28-50 18-35 11-23 8-14 7,0-9,0
Bê tông nhựa rỗng (BTNR)
Hạt trung BTNR25 25 Lớp dưới hay lớp móng trên 100 95-100 - - 50-70 30-50 20-35 13-25 9-18 6-13 4-9 0-4 4,5-5,5
Hạt lớn BTNR31,5 31,5 Lớp móng 100 95-100 75-95 - 55-75 40-60 25-45 15-35 - 5-18 4-14 3-8 0-4 4,0-5,0
Hạt lớn BTNR40 40 Lớp móng 95-100 - 75-95 - 55-75 40-60 25-45 15-35 - 5-18 4-14 3-8 0-4 4,0-5,0
Ghi chú: (*) Bộ sàng lỗ tròn tiêu chuẩn gồm các lỗ sàng tròn từ 0,63mm trở lên, sàng lỗ vuông từ 0,315mm trở xuống.
Lớp trên: Lớp trên của mặt đường bê tông nhựa 2 lớp (Wearing course)
Lớp dưới: Lớp dướicủa mặt đường bê tông nhựa 2 lớp (Binder course)
Lớp móng trên: Phần trên của tầng móng (Base)
Lớp móng dưới: Phần dưới của tầng móng (Subbase)
2.1.3. Tuỳ theo chất lượng của vật liệu khoáng để chế tạo hỗn hợp, bê tông nhựa được phân ra 2 loại: Loại I và loại II. Bê tông nhựa loại II chỉ được dùng cho lớp mặt của đường cấp IV trở xuống; hoặc dùng các lớp dưới của mặt đường bê tông 2 lớp; hoặc dùng cho phần đường dành cho xe đạp, xe máy, xe thô sơ. Xem bảng II - 2a.
2.1.4. Thành phần cấp phối các cỡ hạt của các loại bê tông nhựa phải nằm trong giới hạn quy định theo bảng II - 1. Tuy nhiên đường cong cấp phối thiết kế phải đều đặn. Tỷ lệ thành phần hai loại hạt kế cận nhau không được biến đổi từ giới hạn trên (dưới) đến giới hạn dưới (trên).
2.1.5. Hàm lượng nhựa tính theo % khối lượng của cốt liệu khô, tham khảo ở bảng II- 1
Để có hàm lượng nhựa tối ưu, cần phải làm các mẫu thí nghiệm với 3 - 4 hàm lượng nhựa thay đổi khác nhau từ 0.3 - 0.5% chung quanh hàm lượng nhựa tham khảo.
Chọn hàm lượng sao cho hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng phải thỏa mãn các yêu cầu quy định ở bảng II - 2a và II - 2b.
2.2. Các chỉ tiêu cơ lý của các loại bê tông nhựa rải nóng phải thoả mãn các yêu cầu quy định trong bảng II - 2a (BTNC) và II - 2b (BTNR)
Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa chặt (BTNC)
Bảng II - 2a
TT Các chỉ tiêu Yêu cầu đối với bê tông nhựa loại Phương pháp thí nghiệm
I II
(1) (2) (3) (4) (5)
a) Thí nghiệm theo mẫu nén hình trụ
1 Độ rỗng cốt liệu khoáng chất, % thể tích 15 - 19 15 - 21 Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa
22 TCN 62 - 84
2 Độ rỗng còn dư, % thể tích 3-6 3-6
3 Độ ngâm nước, % thể tích 1,5-3,5 1,5-4,5
4 Độ nở, % thể tích, không lớn hơn 0,5 1,0
5 Cường độ chịu nén, daN/cm2 ở nhiệt độ
+) 200C không nhỏ hơn
+) 500C không nhỏ hơn
35
14
25
12
6 Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn 0,9 0,85
7 Hệ số ổn định nước, khi cho ngậm nước trong 15 ngày đêm, không nhỏ hơn 0,85 0,75
8 Độ nở, % thể tích khi cho ngậm nước trong 15 ngày đêm, không lớn hơn 1,5 1,8
(1) (2) (3) (4) (5)
b) Thí nghiệm theo phương pháp Mashall (mẫu đầm 75 cú mỗi mặt)
1 Độ ổn định (Stability) ở 600C, KN, không nhỏ hơn 8,00 7,50
2 Chỉ số dẻo quy ước (flow) ứng với S = 8KN.mm nhỏ hơn hay bằng 4,0 4,0
3 Thương số Marshall (Marshall Quotient)
Độ ổn định (Stability) KN
Chỉ số dẻo quy ước (flow) mm
Min 2,0
Max 5,0 Min 1,8
Max 5,0
4 Độ ổn định còn lại sau khi ngâm mẫu ở 600C, 24 giờ so với độ ổn định ban đầu, % lớn hơn 75 75
5 Độ rỗng bê tông nhựa (Air voids) 3-6 3-6
6 Độ rỗng cốt liệu (Voids in mineral aggregate) 14-18 14-20
c) Chỉ tiêu khác
1 Độ dính bám vật liệu nhựa đối với đá Khá Đạt yêu cầu QT thí nghiệm vật liệu nhựa đường
22 TCN 63-84
Ghi chú: Có thể sử dụng một trong hai phương pháp thí nghiệm a hoặc b.
Yêu cầu các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa rỗng (BTNR)
Bảng II - 2b
TT Các chỉ tiêu Trị số quy định Phương pháp thí nghiệm
1 Độ rỗng của cốt liệu khoáng chất, % thể tích không lớn hơn 24 Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa 22TCN 62-84
2 Độ rỗng còn dư, % thể tích > 6-10
3 Độ ngâm nước, % thể tích 3-9
4 Độ nở, % thể tích không lớn hơn 1,5
5 Hệ số ổn định nước không nhỏ hơn 0,70
6 Hệ số ổn định nước, khi cho ngâm nước trong 15 ngày đêm, không nhỏ hơn 0,60
III. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU ĐỂ CHẾ TẠO
HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA
3.1. Đá dăm
3.1.1. Đá dăm trong hỗn hợp bê tông nhựa được xảy ra từ đá tảng, đá núi, từ cuội sỏi, từ xỉ lò cao không bị phân huỷ.
Đối bê tông nhựa loại II được dùng một phần cuội sỏi chưa xay theo quy định ở bảng III - 1.
3.1.2. Không được dùng đá dăm xay từ đá mác nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét.
3.1.3. Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho từng loại bê tông nhựa phải thoả mãn các quy định ở bảng III - 1.
Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm trong bê tông nhựa rải nóng
Bảng III - 1
Các chỉ tiêu cơ lý của đá Lớp mặt Lớp móng đá đen Phương pháp thí nghiệm
Lớp trên Lớp dưới
Loại I Loại II
1. Cường độ nén (daN/cm2) không nhỏ hơn
a) Đá dăm xay từ đá macma và đá biến chất 1000 800 800 600
b) Đá dăm xay từ đá trầm tích 800 600 600 600
2. Độ ép nát của đá dăm xay từ xỉ lò cao: 8 12 12 16
+) Loại 1 2 2 3
+) Không lớn hơn, % 15 25 25 35
4. Độ hao mòn LosAngeles (LA) không lớn hơn % 25 35 35 45 AASHTO - T96
5. Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong tổng số cuộ sỏi, % khối lượng không nhỏ hơn 100 80 80 70 Bằng mắt
6. Tỷ số nghiền của cuội sỏi Rc = Dmin/Dmax không nhỏ hơn 4 4 4 4 Bằng mắt kết hợp với xác định bằng sàng
Ghi chú:
- Dmin - Cỡ nhỏ nhất của cuội sỏi đem xay
- Dmax - Cỡ lớn nhất của viên đá đã xay ra được
- Móng đá dăm đen dùng để so sánh với phương án kết cấu móng đá gia cố xi măng.
3.1.4. Lượng đá dăm mềm yếu và phong hoá không được vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp. Xác định theo TCVN 1771, 1772 - 87.
3.1.5. Lượng đá thoi dẹt của đá dăm không được vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp. Xác định theo TCVN 1771, 1772 - 87.
3.1.6. Trong cuội sỏi xay không được quá 20% khối lượng là loại đá gốc Silic.
3.1.7. Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong đó hàm lượng sét không quá 0,05% khối lượng đá. Xác định theo TCVN 1771, 1772 - 87.
3.1.8. Trước khi cân đong sơ bộ để đưa vào trống sấy, đá dăm cần phải được phân loại theo các cở hạt:
- Đối với bê tông nhựa hạt nhỏ, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 10-15mm và 5-10mm.
- Đối với bê tông nhựa hạt trung, phân ra ít nhất 3 cỡ hạt15-20 (25) mm: 10-15 mm và 5-10mm.
- Đối với bê tông nhựa hạt lớn, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 20 (25) - 40mm và 5-20 (25) mm.
3.2. Cát
3.2.1. Để chế tạo bê tông nhựa phải dùng cát thiên nhiên hoặc cát xay. Đá để xay ra cát phải có cường độ nén không nhỏ hơn của đá dùng để sản xuất ra đá dăm.
3.2.2. Cát thiên nhiên phải có mođun độ lớn Mk < 2. Trường hợp Mk < 2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn hoặc cát xay từ đá ra. Xác định theo TCVN 342-86.
3.2.3. Đối với bê tông nhựa cát phải dùng cát hạt lớn hoặc cát hạt trung có Mk > 2 và hàm lượng cỡ hạt 1mm-1,25mm không dưới 14%.
3.2.4. Hệ số đương lượng cát (ES) của phần cỡ hạt 0-4,75mm trong cát thiên nhiên phải lớn hơn 80, trong cát xay phải lớn hơn 50. Xác định theo ASTM-D2419-79. Cát không được lẫn bụi, bùn sét quá 3% khối lượng trong cát thiên nhiên và không quá 7% trong cát xay, trong đó lượn sét không quá 0,5%. Cát không được lẫn tạp chất hữu cơ. Xác định theo TCVN 343, 344, 345-86.
3.3. Bột khoáng.
3.3.1. Bột khoáng được nghiền từ đá cácbônát (đá vôi can xít, đô lô mít, đá dầu...) có cường độ nén không nhỏ hơn 200 daN/cm2 và từ xỉ bazơ của lò luyện kim hoặc xi măng.
3.3.2. Đá cácbonát dùng sản xuất bột khoáng phải sạch, chứa bụi, bùn sét không quá 5%.
3.3.3. Bột khoáng phải khô, tơi (không vón hòn).
3.3.4. Các chỉ tiêu quy định cho bột khoáng ghi ở bảng III-2:
Các chỉ tiêu kỹ thuật của bột khoáng nghiền từ đá cácbonát
Bảng III - 2
Các chỉ tiêu Trị số Phương pháp thí nghiệm
1 - Thành phần cỡ hạt, % khối lượng
- Nhỏ hơn 1,25mm
- Nhỏ hơn 0,315mm
- Nhỏ hơn 0,071mm
100
> 90
> 70 (1) 22 TCN
63-90
2 - Độ rỗng, % thể tích < 35 22 TCN
58-84
3 - Độ nở của mẫu chế tạo bằng hỗn hợp bột khoáng và nhựa % < 2,5 22 TCN
63-90
4 - Độ ẩm, % khối lượng > 1,0 22 TCN
63-90
5 - Khả năng hút nhựa của bột khoáng KHN (lượng bột khoáng có thể hút hết 15g bitum mác 60/70) > 40g NFP 98-256
6 - Khả năng làm cứng nhựa của bột khoáng (hiệu số nhiệt độ mềm của vữa nhựa với tỷ lệ 4 nhựa mác 60/70 và 6 bột khoáng theo trọng lượng, với nhiệt độ mềm của nhựa cùng mác 60/70) 100 < TNDM
< 200C (2)
Ghi chú: (1) Nếu bột khoáng xay từ đá có Rnền > 400daN/cm2 thì cho phép giảm đi 5%
(2) Thí nghiệm chưa bắt buộc
3.4. Nhựa đường
3.4.1. Nhựa đường dùng để chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng là loại nhựa đường đặc gốc dầu mỏ.
3.4.2. Nhựa đặc để chế tạo bê tông nhựa rải nóng tuân theo tiêu chuản 22 TCN - 227 - 95, xem phụ lục 2. Dùng loại nhựa nào là do tư vấn thiết kế quy định.
3.4.3. Nhựa phải sạch, không lẫn nước và tạp chất.
3.4.4. Trước khi sử dụng nhựa, phải có hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của các loại nhựa sẽ dùng và phải thí nghiệm lại như quy định.
IV. CHẾ TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA
4.1. Toàn bộ khu vực trạm chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phải đảm bảo thoát nước tốt, mặt bằng sạch sẽ để giữ cho vật liệu được sạch và khô ráo.
4.2. Khu vực chứa đá, cát trước hố cấp liệu cho trống sấy của máy trộn cần có mái che mưa. Bột khoáng phải được cất giữ trong kho kín, được chống ẩm tốt.
4.3. Khu vực đun, chứa nhựa phải có mái che
4.4. Chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa
4.4.1. Hỗn hợp bê tông nhựa được chế tạo tại trạm trộn theo chu kỳ hoặc trạm trộn liên tục có thiết bị điều khiển và bảo đảm độ chính xác yêu cầu.
4.4.2. Sơ đồ công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa trong trạm trộn phải tuân theo đúng bản hướng dẫn kỹ thuật của mỗi loại máy trộn bê tông nhựa.
4.4.3. Các thành phần vật liệu sử dụng khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa trong trạm trộn phải tuân theo đúng bản thiết kế và phù hợp với mẫu vật liệu đã đưa thí nghiệm.
Hỗn hợp bê tông nhựa chế tạo ra phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật mà thiết kế đã yêu cầ
4.4.4. Nhựa đặc được nấu sơ bộ đủ lỏng đến nhiệt độ 80-1000C để bơm đến thiết kế nấu nhựa.
4.4.5. Nhiệt độ của nhựa khi chuyển lên thùng đong của máy trộn (nhiệt độ làm việc), tuỳ theo cấp độ kim lún 60/70 hay 40/60 phải nằm trong phạm vi 140-1500C.
Không được giữ nhựa ở nhiệt độ làm việc này lâu quá 8h. Muốn giữ nhựa nóng lâu quá 8h thì phải hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ làm việc 30-400C.
4.4.6. Thùng nấu nhựa chỉ được chứa đầy từ 75-80% thể tích thùng trong khi nấu.
4.4.7. Phải cân lường sơ bộ đá dăm và cát trước khi đưa vào trống sấy với dung sai cho phép là + 5.
4.4.8. Nhiệt độ rang nóng vật liệu đá, cát trong trống sấy trước khi chuyển đến thùng trộn được quy định sao cho nhiệt độ yêu cầu của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thùng trộn đạt được 1500C - 1600C và độ ẩm của đá cát sau khi ra khỏi trống sấy phải < 0,5%
4.4.9. Bột khoáng ở dạng nguội sau khi cân lường, được trực tiếp cho vào thùng trộn
4.4.10. Thời gian trộn vật liệu khoáng với nhựa trong thùng trộn phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật của từng loại máy đối với mỗi hỗn hợp.
4.4.11. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thùng trộn phải nằm trong khoảng 1500C - 1600C khi dùng nhựa 60/70 và 40/60.
4.5. Ở mỗi trạm chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phải có trang bị đầy đủ các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo quy định để kiểm tra chất lượng vật liệu, quy trình công nghệ chế tạo hỗn hợp, các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa theo đúng các điều khoản đã quy định cho một phòng thí nghiệm tại trạm trộn bê tông nhựa.
Công việc kiểm tra ở trạm trộn được tiến hành như ở điều 6.2.
V - THI CÔNG CÁC LỚP MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA
5.1. Phối hợp các công việc để thi công
5.1.1. Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn hợp ra hiện trường, thiết bị rải và phương tiện lu lèn.
5.1.2. Bảo đảm năng suất trạm trộn bê tông nhựa tương đương với năng suất của máy rải. Khi tổng năng suất của trạm trộn thấp, nên đặt hàng ở một số trạm trộn lân cận nơi rải.
5.2. Chỉ được thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa, móng đường khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới +50C.
5.3. Trong những ngày đầu thi công hoặc khi sử dụng một loại vật liệu bê tông nhựa mới phải tiến hàn thi công một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lèn áp dụng cho đại trà.
Đoạn thi công thử phải dùng ít nhất 80 tấn hỗn hợp bê tông nhựa.
Nừu đoạn thử chưa đạt được chất lượng yêu cầu, nhất là về độ chặt độ bằng phẳng thì phải làm một đoạn thử khác với sự điều chỉnh công nghệ rải và lu lèn cho đến khi đạt được chất lượng yêu cầu.
5.4. Chuẩn bị lớp móng
5.4.1. Trước khi rải bê tông nhựa phải làm sạch, khô và bằng phẳng mặt lớp móng (hoặc mặt đường cũ) xử lý độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế.
5.4.2. Các công việc sửa chữa chỗ lồi lõm và ổ gà, bù vênh mặt đường cũ, nếu dùng hỗn hợp đá nhựa rải nguội hoặc bê tông nhựa rải nguội phải tiến hành trước khi rải lớp bê tông nhựa nóng không ít hơn 15 ngày. Nừu dùng hỗn hợp đá nhựa rải nóng hoặc bê tông nhựa nóng thì cần đầm lèn chặt ngay trước khi thi công lớp bê tông nhựa.
5.4.3. Chỉ cho phép rải bê tông nhựa khi cao độ mặt lớp móng, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc có sai số nằm trong phạm vi cho phép ghi ở bảng VI - 2.
5.4.4. Trước khi rải lớp bê tông nhựa, trên lớp móng hoặc trên lớp mặt đường cũ đã được sửa chữa, làm vệ sinh, phải tưới một lượng nhựa dính bám.
Tuỳ theo loại móng và trạng thái mà lượng nhựa dính bám thay đổi từ 0.8 - 1.3 l/m2. Dùng nhựa lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đặc vừa (RC - 70, MC - 70) hoặc dùng nhũ tương cationíc phân tích chậm (CSS - 1) hoặc nhũ tương phân tích chậm (SS - 1).
Có thể dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hoả theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 80/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ nhựa 450C + 100C. Phải tưới trước độ 4-6h để nhựa lỏng đông đặc lại, hoặc nhũ tương phân tích xong mới được rải lớp bê tông nhựa lên trên.
Trên các lớp móng có dùng nhựa (thấm nhập nhựa, láng nhựa...) vừa mới thi công xong hoặc trên lớp bê tông nhựa thứ nhất vừa mới rải xong, sạch và khô ráo thì chỉ cần tưới lượng nhựa lỏng RC - 70 hoặc MC - 250 hoặc nhũ tương CSS - 1h hoặc SS - 1h từ 0,2 - 0,5 lít hỗn hợp/m2, hoặc nhựa đặc 60/70 pha dầu hoả theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 25/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ nhựa 1100C + 100C.
5.4.5. Phải định vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường đúng với thiết kế. Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
Khi có đá vỉa 2 bên cần đánh dấu độ cao rải và quét lớp nhựa lỏng (hoặc nhũ tương) ở thành đá vỉa.
5.4.6. Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, cần chuẩn bị cẩn thận các đường chuẩn (hoặc căng dây chuẩn thật thẳng, thật cong dọc theo mép mặt đường và dải sẽ rải, hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, sau khi đã cao đạc chính xác dọc theo mép mặt đường và mép của dải sẽ rải). Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc.
5.5. Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa
5.5.1. Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa. Chọn trọng tải và số lượng của ô tô phù hợp với công suất của trạm trộn của máy rải và cự ly vận chuyển bảo đảm sự liên tục, nhịp nhàng ở các khâu.
5.5.2. Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không thấp hơn 1200C.
5.5.3. Thùng xe phải kín, sạch, có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và thành thùng (hoặc dầu chống dính bám). Không được dùng dầu mazút hay các dung môi hoà tan được nhựa bitum để quét đáy và thành thùng xe. Xe vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa phải có bạt che phủ.
5.5.4. Mỗi chuyến ô tô vận chuyển hỗn hợp khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng (đánh giá bằng mắt) thời điểm xe rời trạm trộn, nơi xe sẽ đến, tên người lái xe.
5.5.5. Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200C thì phải loại đi (chở đến một công trình phụ khác để tận dụng)
5.6. Rải hỗn hợp bê tông nhựa.
5.6.1. Chỉ được rải bê tông nhựa nóng bằng máy chuyên dùng ở những chỗ hẹp, không rải được bằng máy chuyên dùng thì cho phép rải thủ công và tuân theo các điều khoản 5.6.18.
5.6.2. Tuỳ theo bề rộng mặt đường, nên dùng 2 (hoặc 3) máy rải hoạt động đồng thời trên 2 (hoặc 3) vệt rải. Các máy rải đi cách nhau 10-20m.
5.6.3. Khi chỉ dùng một máy rải trên mặt đường rộng gấp đôi vệt rải, thì rải theo phương pháp so le, bề dài của mỗi đoạn từ 25-80m tuỳ theo nhiệt độ không khí lúc rải tương ứng từ 50C - 300C.
5.6.4. Khi bắt đầu ca làm việc, cho máy rải hoạt động không tải 10-15 phút để kiểm tra máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là. Đặt dưới tấm là 2 con xúc sắc hoặc thanh gỗ có chiều cao bằng 1,2 - 1,3 bề dày thiết kế của lớp bê tông nhựa. Trị số chính xác được xác định thông qua đoạn thi công thử.
5.6.5. Ô tô chở hỗn hợp đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển xe cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu máy rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về phía trước cùng máy rải.
5.6.6. Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt quy định. Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.
5.6.7. Trong suốt thời gian rải bê tông nhựa nóng, bắt buộc phải để thanh dầm của máy luôn hoạt động.
5.6.8. Tuỳ theo bề dày của lớp, tuỳ năng suất của máy trộn mà chọn tốc độ của máy rải cho thích hợp. Khi năng suất của các trạm trộn thấp hơn năng suất của máy rải, thì chọn tốc độ của máy rải nhỏ để giảm tối thiểu số lần đứng đợi hỗn hợp của máy rải. Giữ tốc độ máy rải thật đều trong cả quá trình rải.
5.6.9. Phải thường xuyên dùng que sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. Khi cần điều chỉnh (với máy không có bộ phận tự động điều chỉnh) thì vặn tay quay nâng (hay hạ) tấm là từ từ để lớp bê tông nhựa khỏi bị khấc.
5.6.10. Cuối ngày làm việc máy rải phải chạy không tải ra quá cuối vệt rải khoảng 5-7 m mới được ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với trục đường.
5.6.11. Cuối ngày làm việc phải xắn bỏ một phần hỗn hợp để mép chỗ nối tiếp được ngay thẳng tiến hành ngay sau khi lu lèn xong, lúc hỗn hợp còn nóng nhưng không lớn hơn +700C.
5.6.12. Trước khi rải tiếp phải sửa sang lại mép chỗ nối tiếp dọc và ngang và quét một lớp mỏng nhựa lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa đừng phân tách nhanh (hoặc sấy nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dùng) để đảm bảo sự dính kết tốt giữa 2 vệt rải cũ và mới.
5.6.13. Khe nối dọc ở lớp trên và lớp dưới phải so le nhau, cách nhau ít nhất là 20cm. Khe nối ngang ở lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m. Nếu lớp trên là lớp bê tông nhựa, lớp dưới trực tiếp là bằng vật liệu đá gia cố xi măng thì vị trí khe nối của 2 lớp cũng tuân theo như thế.
5.6.14. Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việc như sau:
- Té phủ hỗn hợp hạt nhỏ, lấy từ trong phễu máy rải thành lớp mỏng dọc theo mối nối, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn.
- Xúc đào bỏ chỗ mới rải bị quá thiếu nhựa hoặc quá thừa nhựa và bù vào chỗ đó hỗn hợp tốt.
- Gọt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên lớp bê tông nhựa mới rải.
5.6.15. Trường hợp máy rải đang làm việc bị hỏng (thời gian phải sữa chữa kéo dài hàng giờ) thì phải báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp và cho phép dùng máy san tự hành san rải nốt số hỗn hợp còn lại (nếu bề dày thiết kế của lớp hỗn hợp bê tông nhựa > 4cm), hoặc rải nốt bằng thủ công khi khối lượng hỗn hợp còn lại ít.
5.6.16. Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì:
- Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp hỗn hợp.
- Khi lớp bê tông nhựa đã được lu lèn đến khoảng 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu trong mưa cho hết số lượt lu lèn yêu cầu.
- Khi lớp bê tông nhựa mới được lu lèn < 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi phạm vi mặt đường. Chỉ khi nào mặt đường khô ráo lại thì mới được rải hỗn hợp tiếp.
- Sau khi mưa xong, khi cần thiết thi công gấp, cho xe chở cát đã được rang nóng ở trạm trộn (1700C - 1800C) đến rải một lớp dày khoảng 2cm lên mặt để chóng khô ráo. Sau đó đem cát ra khỏi mặt đường, quét sạch, tưới nhựa dính bám, rồi tiếp tục rải hỗn hợp bê tông nhựa. Có thể dùng máy hơi ép và đèn khò làm khô mặt đường trước khi rải tiếp.
5.6.17. Trên đoạn đường có dốc dọc > 400/00 phải tiến hành rải bê tông nhựa từ trên dốc đi lên.
5.6.18. Khi phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp) phải tuân theo các quy định sau:
- Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được xúc từ xa để hỗn hợp không bị phân tầng
- Dùng cào và bàn trang rải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu, có bề dày bằng 1,35 - 1,45 bề dày thiết kế.
- Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy với chỗ rải bằng thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết nối.
5.6.19. Khi phải rải vệt lớn hơn vệt rải của máy 40-50cm liên tục theo chiều dài thì được phép mở má thép bàn ốp một bên đầu guống xoắn phía cần rải thêm bằng thủ công và dùng cào, xẻng phân phối hỗn hợp ra đều.
Lúc này, cần đặt thanh chắn bằng gỗ hoặc thanh ray (có chiều cao bằng bề dày rải) dọc theo mép mặt đường và đóng cọc sắt giữ chặt. Sau khi lu lèn vài lượt thì di chuyển các thanh chắn này lên phía trước theo máy rải.
5.7. Lu lèn lớp hỗn hợp bê tông nhựa.
5.7.1. Sơ đồ lu lèn, tốc độ lu lèn, sự phối hợp các loại lu, số lần lu lèn qua một điểm của từng loại lu để đạt được độ chặt yêu cầu, được xác định trên đoạn thử (điều 5.3). Có thể tham khảo ở phụ lục 1.
5.7.2. Lu lèn các lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng bằng:
- Lu bánh hơi phối hợp với lu bánh cứng;
- Lu rung và lu bánh cứng phối hợp;
- Lu rung và lu bánh hơi kết hợp.
5.7.3. Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa xong đến đâu là máy lu phải tiến hành theo sát để lu lèn ngay đến đó. Cần tranh thủ lu lèn khi hỗn hợp còn giữ nhiệt độ thì lu lèn có hiệu quả.
Nhiệt độ hiệu quả nhất khi lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa nóng là 1300C - 1400C. Khi nhiệt độ của lớp bê tông nhựa hạ xuống dưới 700C thì lu lèn không có hiệu quả nữa.
5.7.4. Trong quá trình lu, đối với bánh sắt phải thường xuyên làm ẩm bánh sắt bằng nước. Khi hỗn hợp dính bám bánh xe lu phải dùng xẻng cào ngay và bôi ướt mặt bánh. Mặt khác dùng hỗn hợp hạt nhỏ lấp ngay chỗ bị bóc ra.
Đối với lu bánh hơi, dùng dầu chống dính bám bôi bánh lốp vài lượt đầu, về sau khi lốp đã có nhiệt độ cao xấp xỉ với hỗn hợp thì hỗn hợp sẽ không dính bám vào lốp nữa.
Không được dùng dầu mazút bôi vào bánh xe lu để chống dính bám.
Không được dùng nước để bôi vào bánh lốp của lu bánh hơi.
5.7.5. Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20cm. Trường hợp rải theo phương pháp so le (điều 5.6.3), khi lu lèn trên vệt rải thứ nhất, cần chừa lại một rải rộng khoảng 10cm kể từ mép vệt rải, để sau đó cùng lu với mép của vệt rải thứ 2, cho khe nối dọc được liền. Khi lu lèn vệt thứ 2 thì dành những lượt lu đầu tiên cho mối nối dọc này.
5.7.6. Khi máy lu khởi động, đổi hướng tiến lùi, phải thao tác nhẹ nhàng. Máy lu không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn.
5.7.7. Sau một lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m, bổ khuyết ngay những chỗ lồi lõm như đã nói ở điều 5.6.14.
5.7.8. Trong khi lu lèn nếu thấy lớp bê tông nhựa bị nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để bổ khuyết.
VI - GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU
6.1. Việc giám sát kiểm tra tiến hành thường xuyên trước khi rải, trong khi rải và sau khi rải lớp bê tông nhựa.
6.2. Kiểm tra giám sát việc chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa ở trạm trộn.
6.2.1. Kiểm tra vè sự hoạt động bình thường của các bộ phận của thiết bị ở trạm trộn trước khi hoạt động:
- Kiểm định lại lưu lượng của các bộ phận cân đong cốt liệu và nhựa, độ chính xác của chúng;
- Kiểm định lại các đặc trưng của bộ phận trộn
- Chạy thử máy. Điều chỉnh sự chính xác thích hợp với lý lịch máy;
- Kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi máy hoạt động.
6.2.2. Kiểm tra thiết bị trong khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa.
Kiểm tra theo dõi các thông tin thể hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn để điều chỉnh chính xác:
-Lưu lượng các bộ phận cân đong;
- Lưu lượng của bơm nhựa;
- Lưu lượng của các thiết bị vận chuyển bột khoáng;
- Khối lượng hỗn hợp của một mẻ trộn và thời gian trộn một mẻ;
- Nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu khoáng đã được rang nóng;
- Nhiệt độ của nhựa;
- Lượng tiêu thụ trung bình của nhựa.
Các sai số cho phép trong khi cân đong vật liệu khoáng là + 3% khối lượng của từng loại vật liệu tương ứng.
Sai số cho phép khi cân lượng nhựa là + 1,5% khối lượng nhựa.
6.2.3. Kiểm tra chất lượng vật liệu đá dăm, cát.
- Cứ 5 ngày phải lấy mẫu đã kiểm tra một lần, xác định hàm lượng bụi sét, thành phần cỡ hạt, lượng hạt dẹt. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại đá mới. Cần phối hợp kiểm tra chất lượng vật liệu đá ở nơi sản xuất đá con trước khi chở tới trạm trộn.
- Cứ 3 ngày phải lấy mẫu cát kiểm tra một lần, xác định mođun độ lớn của cát (Mk), thành phần hạt, hàm lượng bụi sét. Ngoài ra phải kiểm tra khi có loại cát mới.
- Sau khi mưa, trước khi đưa vật liệu cát vào trống sấy, phải kiểm tra độ ẩm của chúng để điều chỉnh khối lượng khi cân đong và thời gian sấy.
6.2.4. Kiểm tra chất lượng bột khoáng theo các chỉ tiêu ở bảng III - 2 cho mỗi lần nhập. Ngoài ra cứ 5 ngày một lần kiểm tra xác định thành phần hạt và độ ẩm.
6.2.5. Đối với nhựa đặc, ngoài quy định ở điều 3.4.4 phải kiểm tra mỗi ngày một lần độ kim lún ở 250C của mẫu nhựa lấy từ thùng nấu nhựa sơ bộ.
6.2.6. Kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thiết bị trộn:
- Kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp của mỗi mẻ trộn;
- Kiểm tra bằng mắt chất lượng trộn đều của hỗn hợp;
- Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa đã trộn xong. Xem bảng VI - 6.
Trong mỗi hoạt động của trạm trộn phải lấy mẫu kiểm tra ít nhất là 1 lần cho một công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa.
Đối với các máy có năng suất lớn thì ít nhất lấy một mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu trên cho 200 tấn hỗn hợp cùng công thức chế tạo.
Dung sai cho phép so với cấp phối hạt và hàm lượng nhựa của công thức đã thiết kế cho hỗn hợp bê tông nhựa không vượt quá giá trị cho ở bảng VI - 1
Dung sai cho phép so với cấp phối hạt
và lượng nhựa đã thiết kế cho hỗn hợp bê tông nhựa
Bảng VI - 1
Cỡ hạt Dung sai cho phép % Dụng cụ và phương pháp kiểm tra
Cỡ hạt từ 15mm trở lên + 8 Bằng sàng
Cỡ hạt từ 10mm đến 5mm + 7
Cỡ hạt từ 2,5 mm đến 1,25mm + 6
Cỡ hạt từ 0,63mm đến 0,315mm + 5
Cỡ hạt dưới 0,074 + 2
Hàm lượng nhựa + 0,1

Sai số cho phép đối với các đặc trưng của mặt lớp móng
Bảng VI - 2
Các đặc trưng của mặt lớp móng Sai số cho phép Dụng cụ và
phương pháp điều tra
Cao độ mặt lớp móng + 5mm - 10mm Bằng máy thủy bình, mia
Độ bằng phẳng dưới thước là 3m < 5mm 22 TCN 016-79
Độ dốc ngang sai không quá + 0,2% Bằng máy thuỷ bình, mia hoặc thước đo dộ
Độ dốc dọc trên đoạn dài 25m sai không quá + 0,1% Bằng máy thủy bình, mia
Các chỉ tiêu cơ lý của mẫu bê tông nhựa phải thoả mãn theo yêu cầu cần ghi ở bảng II - 2a và II - 2b.
Tất cả các số liệu kiểm tra được lưu giữ.
6.3. Kiểm tra trước khi rải bê tông nhựa ở hiện trường
6.3.1. Kiiểm tra chất lượng lớp móng
- Kiểm tra cao độ của mặt lớp móng bằng máy thuỷ bình
- Kiểm tra độ phẳng của mặt lớp móng bằng thước dài 3m
- Kiểm tra độ dốc ngang của móng bằng thước mẫu hoặc bằng máy thuỷ bình (nếu đường rộng, bến bãi...)
- Kiểm tra độ dốc dọc của móng.
- Kiểm tra độ sạch và độ khô ráo mặt móng bằng mắt
- Kiểm tra kỹ thuật tưới nhựa dính bám bằng mắt
- Kiểm tra chất lượng bù vênh, vá ổ gà, xử lý các đường nứt trên mặt đường cũ làm móng. Dung sai cho phép đối với các đặc trưng của mặt lớp móng ghi ở bảng VI - 2
6.3.2. Kiểm tra vị trí các cọc tim và các cọc giới hạn các vệt rải. Kiểm tra các dây căng làm cữ. Kiểm tra các thanh chắn ở các mép mặt đường. Kiểm tra độ căng và cao độ của dây chuẩn hoặc dầm chuẩn (khi dùng máy rải bộ phận điều chỉnh tự động cao độ rải).
6.3.3. Kiểm tra bằng mắt thành mép các mỗi nối ngang, dọc của các vệt rải ngày hôm trước (thẳng đứng và được bôi nhựa dính bám).
6.3.4. Trước khi rải lớp trên của mặt đường bê tông nhựa 2 lớp, phải kiểm tra lớp dưới, lớp dưới phải thoả mãn các yêu cầu ở bảng VI - 3, bảng VI - 4 và điều 6.5.4.
6.4. Kiểm tra trong khi rải và lu lèn lớp bê tông nhựa
6.4.1. Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa vận chuyển đến nơi rải:
- Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi cho đổ vào phễu máy rải. Nhiệt độ không dưới 1300C (-100C).
- Kiểm tra hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt (mức độ trộn đều, quá nhiều nhựa hoặc quá thiếu nhựa, phân tầng...).
6.4.2. Trong quá trình rải, thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. Chiều dày của lớp rải bằng que sắt đánh dấu mức rải quy định (hoặc bằng các phương tiện hiện đại). Độ dốc ngang mặt đường, kiểm tra phối hợp bằng cao đạc.
6.4.3. Kiểm tra chất lượng bù phụ, gọt bỏ các chỗ lõm, lồi của công nhân.
6.4.4. Kiểm tra chất lượng các mối nối dọc và ngang bằng mắt, bảo đảm mối nối thẳng, mối nối không rỗ, không lồi lõm, không bị khấc.
6.4.5. Kiểm tra chất lượng lu lèn của lớp bê tông nhựa trong cả quá trình các máy lu hoạt động,. Sơ đồ lu, sự phối hợp các loại lu, tốc độ lu từng giai đoạn, áp suất của bánh hơi, hoạt động của bộ phận chấn động của lu chấn động, nhiệt độ lúc bắt đầu lu lèn và kết thúc lu lèn... Tất cả các điều ấy phải đúng theo chế độ đã thực hiện có hiệu quả trên đoạn rải thử.
6.5. Nghiệm thu lớp mặt đường bê tông nhựa. Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường bê tông nhựa phải tiến hành nghiệm thu.
Các yêu cầu sau phải thoả mãn:
6.5.1. Về các kích thước hình học:
- Bề rộng mặt đường được đo bằng thước thép
- Bề dày lớp rải được nghịêm thu theo các mặt bằng cách cao đạc mặt lớp bê tông nhựa so với các số liệu cao đạc các điểm tương ứng ở mặt của lớp móng (hoặc của lớp bê tông nhựa dưới). Hoặc bằng cách đo trên các mẫu khoan trong mặt đường, hoặc bằng phương pháp đo chiều dày không phá hoại.
- Độ dốc ngang mặt đường được đo theo hướng thẳng góc với tim đường, từ tim ra mép (nếu 2 mái) từ mái này đến mái kia (nếu đường 1 mái). Điểm đo ở mép phải lấy cách mép 0,5m. Khoảng cách giữa 2 điểm đo không quá 10m.
- Độ dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc tại các điểm dọc theo tim đường.
Sai số của các đặc trưng hình học của lớp mặt đường bê tông nhựa không vượt quá các giá trị ở bảng VI - 3.
Sai số cho phép của các đặc trưng hình học
của lớp mặt đường bê tông nhựa
Bảng VI - 3.
Các kích thước hình học Sai số
Cho phép Ghi chú Dụng cụ và
phương pháp kiểm tra
1 - Bề rộng mặt đường bê tông nhựa -5cm Tổng số chỗ hẹp không vượt quá 5% chiều dài đường Theo điều 6.5.1
2 - Bề dày lớp bê tông nhựa
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên

- Đối với lớp trên khi dùng máy rải có điều chỉnh tự động cao độ + 10%
+ 8%

+ 5% áp dụng cho 95% tổng số điểm đo 5% còn lại không vượt quá 10mm
3 - Độ dốc ngang mặt đường bê tông nhựa
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên
+ 0,005
+ 0,0025 Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo
4 - Sai số cao đạc không vượt quá
- Đối với lớp trên
- Đối với lớp dưới Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo

6.5.2. Về độ bằng phẳng
Kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. Tuỳ theo khi rải bằng máy rải thông thường hay máy rải có các thiết bị điều chỉnh tự động cao độ mà tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng tuân theo các giá trị trong bảng VI -4.
Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bê tông nhựa
(Dụng cụ và phương pháp kiểm tra: thước dài 3m, 22 TCN 016-79)
Bảng VI - 4
Loại máy rải Vị trí lớp bê
tông nhựa Phần trăm các khe hở giữa thước
dài 3m với mặt đường (%) Khe hở lớn
nhất (mm)
< 2mm < 3mm > 3mm > 5mm
Có điều khiển tự động cao độ rải Lớp trên
Lớp dưới > 90
> 85 -
- < 5
< 5 -
- 6
-
Thông thường Lớp trên
Lớp dưới -
- > 85
> 80 -
- < 5
< 5 10
10
Ngoài ra phải kiểm tra độ chênh giữa hai điểm dọc theo tim đường. Hiệu số đại số độ chênh của hai điểm so với đường chuẩn phải tuân theo các giá trị ghi trong bảng VI - 5.
Tiêu chuẩn nghiệm thu độ chênh giữa hai điểm dọc theo tim đường
(Dụng cụ và phương pháp kiểm tra theo điều 6.5.2)
Bảng VI - 5
Loại máy rải Khoảng cách giữa hai điểm đo (m) Hiệu số đại số độ chênh của hai điểm đo so với đường chuẩn (mm) không lớn hơn
Máy rải có điều khiển tự động cao độ rải 5
10
20 5
8
16
Máy rải thông thường 5
10
20 7
12
24
Ghi chú: 90% tổng các điểm đo thoả mãn yêu cầu trên.
Nên dùng các thiết bị hiện đại để kiểm tra độ phẳng như thiết bị phân tích trắc dọc (APL), máy đo sóc (BL) v.v....
Độ bằng phẳng tính theo chỉ số bằng phẳng quốc tế (IRI) phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.
6.5.3. Về độ nhám
Kiểm tra độ nhám của mặt đường bằng phương pháp rắc cát. Xem 22TCN 65-84. Yêu cầu chiều cao lớn hơn hoặc bằng 0,4mm.
Nên dùng các thiết bị hiện đại như xe đo lực, thiết bị con lắc Anh, chụp ảnh, v.v.. để kiểm tra hệ số bám của mặt đường bê tông nhựa với bánh xe.
6.5.4. Về độ chặt lu lèn
Hệ số độ chặt lu lèn (K) của lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng sau khi thi công không được nhỏ hơn 0,98.

Trong đó:
cn - Dung trọng trung bình của bê tông nhựa sau khi thi công ở hiện trường;
0 - Dung trọng trung bình của bê tông nhựa ở trạm trộn tương ứng với lý trình kiểm tra.
Cứ mỗi 200m đường hai làn xe hoặc cứ 1500m2 mặt đường bê tông nhựa khoan lấy 1tổ 3 mẫu đường kính 101,6mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn. Nên dùng các thiết bị thí nghiệm không phá hoại để kiểm tra độ chặt mặt đường bê tông nhựa.
6.5.5. Về độ dính bám giữa 2 lớp bê tông nhựa hay giữa lớp bê tông nhựa với lớp móng được đánh giá bằng mắt bằng cách nhận xét mẫu khoan. Sự dính bám phải tốt.
6.5.6. Về chất lượng các mối nối được đánh giá bằng mắt. Mối nối phải ngay thẳng, bằng phẳng, không rỗ mặt, không bị khấc, không có khe hở.
Hệ số độ chặt lu lèn của bê tông nhựa ở ngay mép khe nối dọc chỉ được nhỏ hơn 0,01 so với hệ số độ chặt yêu cầu chung ở điểm 6.5.4.
Số mẫu đễ xác định hệ số độ chặt lu lèn của toàn mặt đường bê tông nhựa.
6.5.7. Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa nguyên dạng lấy ở mặt đường và của các mẫu bê tông nhựa được chế bị lại từ mẫu khoan hay đào ở mặt đường phải thoả mãn các trị số yêu cầu ghi trong bảng II - 2a va II - 2b.
6.6. Các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa trong các giai đoạn khác nhau được trình bày trong bảng VI - 6.
Liệt kê các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa trong các giai đoạn khác nhau để kiểm tra giám sát và nghiệm thu
Bảng VI - 6
TT Các chỉ tiêu cần thí nghiệm Khi
thiết kế
hỗn hợp Kiểm tra
Trong
trạm trộn Kiểm tra và
nghiệm thu ở mặt đường
1 Dung trọng trung bình của lớp bê tông nhựa + + +
2 Dung trọng trung bình của cốt liệu khoáng vật + 0 +
3 Dung trọng thực của hỗn hợp bê tông nhựa và BTN + - 0
4 Độ rỗng của cốt liệu khoáng vật trong bê tông nhựa + 0 0
5 Độ rỗng còn dư của bê tông nhựa + 0 0
6 Độ ngậm nước của bê tông nhựa + + +
7 Độ nở thể tích của bê tông nhựa + + +
8 Cường độ kháng nén ở 300C và 500C của bê tông nhựa + + +
9 Hệ số ổn định nước của bê tông nhựa + + +
10 Hệ số ổn định nước sau khi ngâm mẫu trong nước 15 ngày đêm + 0 0
11 Thành phần cấp phối các cỡ hạt của bê tông nhựa + + +
12 Hàm lượng nhựa trong hỗn hợp bê tông nhựa 0 + +
13 Độ dính bám của nhựa với đá + - 0
14 Hệ số độ chặt lu lèn của lớp bê tông nhựa 0 0 +
15 Các chỉ tiêu Marshall (+) (+) (+,0)
Ghi chú:
+ Bắt buộc xác định;
- Nên tiến hành;
0 - Không cần tiến hành;
(+) Bắt buộc đối với các phòng thí nghiệm có thiết bị Marshall;
(+,0) Chỉ làm các chỉ tiêu 4,5 và 6 ở mục b bảng II - 2a.
VII - AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
7.1. Tại trạm trộn hỗn hợp bê tông nhựa
7.1.1. Phải triệt để tuân theo quy định về phòng hoả, chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn lao động mà Nhà nước và UBND địa phương đã ban hành.
Ngoài ra cần chú ý thực hiện các điều sau:
7.1.2. ở các nơi có thể xảy ra đám cháy (kho, nơi chứa nhựa, chứa nhiên liệu, máy trộn...) phải có sẵn các dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô, bình bọt dập lửa, bể nước và các lối ra phụ.
7.1.3. Nơi nấu nhựa phải cách xa các công trình xây dựng dễ cháy và các kho tàng khác ít nhất là 50m. Những chỗ có nhựa rơi vãi phải dọn sạch và rắc cát.
7.1.4. Bộ phận hút bụi của trạm trộn phải hoạt động tốt.
7.1.5. Khi vận hành máy ở trạm trộn cần phải:
- Kiểm tra các máy móc và thiết bị;
- Khởi động máy, kiểm tra sự di chuyển của nhựa trong các ống dẫn, nếu cần thì phải làm nóng các ống, các van cho nhựa chảy được;
- Chỉ khi nào máy móc chạy thử không tải trong tình trạng tốt mới đốt đèn khò ở trống sấy.
7.1.6. Trình tự thao tác khi đốt đèn phải tiến hành theo bảng chỉ dẫn của trạm trộn. Khi mồi lửa cũng như điều chỉnh đèn khò phải đứng phía cạnh buồng đốt, không được đứng trực diện với đèn khò.
7.1.7. Không được sử dụng trống rang vật liệu có những hư hỏng ở buồng đốt, ở đèn khò cũng như khi có hiện tượng ngọn lửa len qua các khe hở của buồng đốt phụt ra ngoài trời.
7.1.8. Ở các trạm trộn hỗn hợp bê tông nhựa điều khiển tự động cần theo các quy định:
- Trạm điều khiển cách xa máy trộn ít nhất là 15m;
- Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra các đường dây, các cơ cấu điều khiển từng bộ phận máy móc thiết bị trong máy trộn;
- Khi khởi động phải triệt để tuân theo trình tự đã quy định cho mỗi loại trạm trộn từ khâu cấp vật liệu vào trống sấy đến khâu tháo hỗn hợp đã trộn xong vào thùng.
7.1.9. Trong lúc kiểm tra cũng như sửa chữa kỹ thuật, trong các lò nấu, thùng chứa, các chỗ ẩm ướt chỉ được dùng các ngọn đèn điện di động có điện thế 12 von. Khi kiểm tra và sửa chữa bên trong trống rang và thùng trộn hỗn hợp phải để các bộ phận này nguội hẳn.
7.1.10. Mọi người làm việc ở trạm trộn hỗn hợp bê tông nhựa đều phải học qua một lớp về an toàn lao động và kỹ thuật cơ bản của từng khâu trong dây chuyền công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa ở trạm trộn.
Phải được trang bị quần áo, kính, găng tay, giày bảo hộ lao động tuỳ theo từng phần việc.
7.1.11. Ở trạm trộn phải có y tế thường trực, đặc biệt là sơ cứu khi bị bỏng, có trang bị đầy đủ các dụng cụ và thuốc men mà cơ quan y tế đã quy định.
7.2. Tại hiện trường thi công mặt đường bê tông nhựa cần tuân theo các quy định sau:
7.2.1. Trước khi thi công phải đặt dấu hiệu “công trường” ở đầu và cuối đoạn đường thi công, bố trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các loại phương tiện giao thông trên đường; quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi ô tô vận chuyển hỗn hợp, chiếu sáng khu vực thi công nếu làm đêm.
7.2.2. Công nhân phục vụ theo máy rải, phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo lao động phù hợp với công việc phải đi lại trên hỗn hợp có nhiệt độ cao.
7.2.3. Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công, sửa chữa điều chỉnh để máy làm việc tốt. Ghi vào sổ trực ban ở hiện trường về tình trạng và các hư hỏng của máy và báo cho người chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp thời.
7.2.4. Đối với máy rải hỗn hợp phải chú ý kiểm tra sự làm việc của băng tải cấp liệu, đốt nóng tấm là. Trước khi hạ phần treo của máy phải trông chừng không để có người đứng kề sau máy rải.

Phụ lục 1
THAM KHẢO KHI LU LÈN
Có thể tham khảo, phối hợp các loại máy lu để lu lèn lớp mặt đường bê tông nhựa như sau (trong khi làm lớp rải thử):
A - Khi dùng lu bánh sắt nhẹ và nặng
- Đầu tiên lu nhẹ 5 - 8 tấn đi 2 - 4 lần/điểm, tốc độ lu 1,45 - 2 Km/h
- Tiếp theo lu nặng 10 - 12 tấn đi 15 - 20 lần/điểm tốc độ lu 2Km/h trong 6 - 8 lượt đầu, sau tăng dần lên 3 - 5 Km/h
Vào mùa đông dùng ngay lu nặng lu 16 - 22 lần/điểm.
B - Khi dùng lu bánh hơi phối hợp với lu bánh sắt
- Khi nhiệt độ hỗn hợp cao và trời nắng nóng thì đầu tiên cho lu bánh sắt 5 - 8 tấn đi lu 2 lần/điểm;
- Tiếp theo lu bánh hơi (có tải trọng trên một bánh tối thiểu là 2 tấn) đi 8 - 10 lần/điểm;
- Sau cùng lu nặng bánh sắt từ 10 - 12 tấn đi từ 2 - 4 lần/điểm;
Tốc độ lu như ở A.
- Vào mùa đông hoặc khi nhiệt độ hỗn hợp ở mức tối thiểu thì dùng ngay lu bánh hơi 10 - 12 lần/điểm;
- Tiếp theo lu nặng bánh sắt 10 - 12 tấn đi 2 - 4 lần/điểm.
C - Khi dùng lu rung và lu bánh cứng
- Đầu tiên lu bánh sắt (4 - 8 tấn) đi 2 - 3 lần/điểm bộ phận chấn động chưa hoạt động, tốc độ lu 1,5 - 2 km/h;
- Tiếp theo cũng lu ấy đi 3 - 4 lần/điểm, bộ phận chấn động hoạt động, tốc độ lu 2Km/h
- Sau cùng lu nặng bánh sắt (10 - 12 tấn) đi từ 6 - 10 lần/điểm, tốc độ lu 3km/h.
D - Dùng lu có bánh trước là bánh sắt có chấn động, các bánh sau là bánh hơi kết hợp với lu bánh sắt.
- Đầu tiên cho lu bánh sắt và bánh hơi đi 6 - 8 lần/điểm;
- Sau đó cho lu nặng bánh sắt (10 - 12 tấn) lu 6 - 8 lần/điểm.
Phụ lục 2
TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU NHỰA ĐƯỜNG ĐẶC DÙNG CHO ĐƯỜNG BỘ

STT Các chỉ tiêu thí nghiệm kiểm tra Đơn vị Trị số tiêu chuẩn theo các cấp độ kim lún Phương pháp thí nghiệm
20/30 40/60 60/70 70/100 100/150 150/250
A. Các chỉ tiêu bắt buộc
1 Độ kim lún ở 250C 0,1mm 20-30 40-60 60-70 70-100 100-150 150-250 22 TCN 63-84; ASTM D5-86
AASHTO T49-89
2 Độ kéo dài ở 250C, 5cm/phút cm Min:40 Min:100 Min:100 Min:100 Min:100 Min:100 22 TCN 63-84; ASTM D 133-86 AASHTO T51-89
3 Nhiệt độ hoá mềm 0C 55-63 49-58 46-55 43-51 39-47 35-43 22 TCN 63-84 AASHTO T51-89
4 Nhiệt độ bắt lửa 0C Min:240 Min:230 Min:230 Min:230 Min:230 Min:230 22 TCN 63-84 ASTM D92-85 AASHTO T48-89
5 Tỷ lệ độ kim lún của nhựa sau khi đun ở 1630C trong 5h so với độ kim lún ở 250C % Min:80 Min:80 Min:75 Min:70 Min:65 Min:60 ASTM D6/D5
6 Lượng tổn thất sau khi đun ở 1630C trong 5h % Max:0,2 Max:0,5 Max:0,5 Max:0,8 Max:0,8 Max:0,8 ASTM D6-80
AASHTO T47-83
7 Lượnghoà tan trong Trichloroehylene (C2Cl4) % Min:99,0 Min:99,0 Min:99,0 Min:99,0 Min:99,0 Min:99,0 ASTM D 2042-81
AASHTO T44-90
8 Khối lượng riêng ở 250C g/cm3 1,00-1,05 1,00-1,05 1,00-1,05 1,00-1,05 1,00-1,05 1,00-10,05 ASTM D 70-82
AASHTO T228-90
B. Các chỉ tiêu tham khảo
1 Độ dính bám với đá Sẽ có quy định riêng
2 Hàm lượng Paraphin Sẽ có quy định riêng

2. THAM KHẢO VIỆC LỰA CHỌN MÁC NHỰA ĐƯỜNG CHO MỤC
ĐÍCH LÀM ĐƯỜNG Ô TÔ - SÂN BAY

STT Mục đích sử dụng Mác nhựa đường
20/30 40/60 60/70 70/100 100/150 150/250
1 Bê tông rải nhựa nóng
- Lớp trên
- Lớp dưới
-
-
+
(+)
+
+
(+)
+
-
(+)
-
-
2 Bê tông nhựa rải ấm - - - - (+) +
3 Mặt đường thấm nhập nhựa - + + - - -
4 Móng đường thấm nhập nhựa - + + (+) - -
5 Mặt đường láng nhựa - + + - - -
6 Mặt đường đá trộn nhựa - + + - - -
7 Móng đường đá trộn nhựa - + + (+) - -
8 Bê tông nhựa đúc + - - - - -
9 Sản xuất nhũ tương - - + + (+) (+)
10 Chế tạo Mastic chèn khe (+) + (+) - (+) (+)
11 Quét lớp dính bám (có pha thêm dầu vào nhựa đường đặc) - - + + + (+)

Ký hiệu:
+ Thích hợp
(+) ít thích hợp
- Không thích hợp

Phụ lục 3

Trong quy định kỹ thuật này, các chỉ tiêu thí nghiệm kiểm tra, nghiệm thu phải tuân theo các quy định kỹ thuật, các quy trình, tiêu chuẩn của quốc gia và của ngành Việt Nam. Bên cạnh các TCVN có ghi các chỉ tiêu của nước ngoài (ASTM và AASHTO của Mỹ, NF của Pháp, của Liên Xô (cũ) và Nga... để tham khảo). Những tiêu chuẩn chưa có ở Việt Nam thì tạm thời áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài, có chú thích bên cạnh.
CÁC TIÊU CHUẨN THÍ NGHIỆM, KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU
Nếu không có tiêu chuẩn Việt nam thì dùng tiêu chuẩn AASHTO.
Nếu không có tiêu chuẩn AASHTO thì dùng tiêu chuẩn khác.
TT Nội dung Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn nước ngoài tương đương Ghi chú
Mỹ Pháp NF Liên xô (cũ) Nga
ASTM AASHTO
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
a - Cát
1 Phương pháp lấy mẫu cát TCVN 337-86
2 Cát xây dựng và các yêu cầu kỹ thuật của cát TCVN 1770-86 NFP 18-101 IOCT8736
3 Xác định môđun độ lớn và thành phần hạt của cát TCVN 342-86 C1 - 36 - 84a - - “
4 Xác định hàm lượng chung bụi bùn sét (hạt < 0,05mm) TCVN 343-86 C117 T11 “
5 Xác định hàm lượng sét (hạt < 0,005mm TCVN 344-86 C142 T112 “
6 Xác định tạp chất hữu cơ TCVN 344-86 C40 T21 NFP 18-101 và P18-592 “
7 Xác định đương lượng cát D2419-79 T176
b - Đá dăm, sỏi cuội
1 Các yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp thử của đá dăm, sỏi (cường độ kháng ép, độ dập vỡ, độ hao mòn) TCVN 1771-87 và 1772-87 C566 T225 NFP 18-101 OCT
8267-82
8268-82
10260-82
2 Độ hao mòn LosAngeles - C131 T96 - -
c - Bột khoáng
1 Các yêu cầu về bột khoáng 22TCN 58-84 D242 - NFP 18-101 OCT 166557 Có bổ sung
2 Xác định độ rỗng chỉ số Rigden - - - NFP 18-565 “
3 Khả năng hút nhựa của bột khoáng - - - NFP 98-256-1 OCT 12784
4 Khả năng làm cứng nhựa của bột khoáng (thí nghiệm vòng và bi) 22TCN 63-84 D36 T53-89 NFP 66-008 OCT 11506-73
d - Bitum đặc dùng cho đường bộ
1 Tiêu chuẩn vật liệu bitum được dùng cho đường bộ 22 TCN 227-92 - M20 NFT 65-001 OCT 11501
2 Xác định độ kim lún 22 TCN 63-84 D5 T49-89 - OCT 11051
3 Độ kéo dài “ D113 T151-89 - OCT 11505
4 Nhiệt độ bắt lửa “ D -92 T48089 OCT 4333
5 Độ kim lún sau khi đun 1630C trong 5 giờ - D6/D5 T47 -
6 Lượng tổn thất sau khi đun 1630C - D6 T47 -
7 Nhiệt độ hoá mềm (vòng và bi) 22 TCN 63-84 D36 T53-89 NFT 66-008 OCT 11506731
8 Lượng hoà tan trong C2Cl4 - D2042 T44-90 -
9 Khối lượng riêng - D70 T73 -
10 Độ dính bám với đá vôi 22 TCN 63-84 OCT 11508
11 Chỉ số xuyên (IP) - -
12 Nhiệt độ dòn - -
13 Độ nhớt ở 2750F - D2170 T201 - OCT 11507
14 Thí nghiệm màng mỏng nhựa trong lò (1/800, 3250F, 5 giờ) - D1754 (D2872) T179 (T240) - -
e - Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa
1 Độ rỗng của cốt liệu; độ rỗng còn dư, độ ngâm nước; hệ số ổn định nước; độ dính bám của nhựa với đá QT thí nghiệm BTN 22 TCN 62-84 OCT 9128
OCT 12801
P049 (01)-78
nt TP5 chỉ dùng cho bitum
2 Cường độ kháng nén nt D1074 T167 NFP-98-251-1 nt
3 Độ nở thể tích ngâm nước nt - T101 - -
4 Mô đuyn đàn hồi của mẫu nt và 22TCN 202-90 - - - -
5 Mô đun phức (Modul complexe) - - TP5 NFP 98.260 -
6 Các chỉ tiêu của nghiệm Marshall cho bê tông astfalt - T245 -
g - Các tiêu chuẩn kiểm tra, nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa
1 Độ bằng phẳng bằng thước dài 3m 22 TCN-016-79 - - NFP 98-218-1
2 Điểm đánh độ bằng phẳng theo máy phân tích trắc dọc (APL) - - - NFP 978-218-3 và 98-218-4
3 Độ chặt lu lèn - - - OCT 12801 và OCT 9128
4 Môđuyn đàn hồi mặt đường
PP nén tĩnh qua tấm ép 22 TCN-011-79 - - - -
PP cán Ben ken man 22TCN-012-79 - - - -
5 Xác định độ nhám theo vệt cát QT 22 TCN-65-84 - - NFP 98.216.1 P049 (01)-78

LỚP MÓNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM TRONG KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG Ô TÔ - QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU 22 TCN 334 – 06

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆMTHU LỚP MÓNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM TRONG KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG Ô TÔ 22 TCN 334 – 06
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Có hiệu lực từ
Ngày …./…..2006
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 11/2006/QĐ-BGTVT ngày 20/02/2006
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1 Quy định chung
1.1 Phạm vi áp dụng
1.1.1 Quy trình này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, công nghệ thi công và nghiệm thu lớp móng trong kết cấu áo đường mềm đường ô tô sử dụng vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD).
1.1.2 Các lớp móng bằng vật liệu cấp phối tự nhiên như: cấp phối sỏi ong, sỏi đỏ, cấp phối sỏi đồi, cấp phối sỏi (cuội) suối và các loại cấp phối có cốt liệu bằng xỉ lò cao… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy trình này.
1.1.3 Quy trình này thay thế “Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô” 22 TCN 252-98.
1.2 Các định nghĩa và thuật ngữ
CPĐD dùng làm móng đường được chia làm hai loại: CPĐD loại I và loại II.
1.2.1 CPĐD loại I: là cấp phối cốt liệu khoáng mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.
1.2.2 CPĐD lọai II: là cấp phối cốt liệu khoáng được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36mm có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50% khối lượng CPĐD . Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì các hạt trên sàng 9,5mm ít nhất 75% số hạt có từ hai mặt vỡ trở lên.
1.3 Phạm vi sử dụng của vật liệu CPĐD
1.3.1 CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên (và móng dưới, trên cơ sở xem xét yếu tố kinh tế, kỹ thuật) của kết cấu áo đường mềm có tầng mặt loại A1, A2 theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm” 22 TCN 274-01 hoặc làm lớp móng trên theo “TIêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm” 22 TCN 274-01.
1.3.3 CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường có tầng mặt loại A1 và làm móng lớp trên cho tầng mặt loại A2 hoặc B1 theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm” 22 TCN 211-93 hoặc làm móng lớp dưới theo “Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm” 22 TCN 274-01.
Chi chú: Khi thiết kế áo đường mềm theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm” 22 TCN-93 có thể tham khảo trị số mô đun đàn hồi tính toán của vật liệu CPĐD ở phụ lục A.
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cấp phối đá dăm
2.1 Thành phần hạt của vật liệu CPĐD
2.1.1 Thành phần hạt của vật liệu CPĐD (theo cỡ hạt danh định lớn nhất Dmax) phải căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình:
a) Cấp phối loại Dmax =37,5mm thích hơph dùng cho lớp móng dưới;
b) Cấp phối loại Dmax = 25m thích hợp dùng cho lớp móng trên;
c) Cấp phối loại Dmax = 19mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.
Bảng 1. Thành phần hạt của cấp phối đá dăm
Kích cỡ mắt sàng vuông (mm) Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng
Dmax =37,5 mm Dmax =25 mm Dmax = 19mm
50 100 - -
37,5 95 – 100 100 -
25 - 79 – 90 100
19 58 – 78 67 – 83 90 – 100
9,5 39 – 59 49 – 64 58 – 73
4,75 24 – 39 34 – 54 39 – 59
2,36 15 – 30 25 – 40 30 – 45
0,425 7 – 19 12 – 24 13 – 27
0,075 2 -12 2 - 12 2 – 12

2.2 Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD
Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2. CPĐDác chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD
TT Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp phối đá dăm Phương pháp thí nghiệm
Loại I Loại II
1 Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu (LA),% <35 <40 22 TCN 318-04
2 Chỉ số chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 giờ, % >100 Không quy định 22 TCN 332-06
3 Giới hạn chảy (WL), % <25 <35 AASHTO T89-02 (*)
4 Chỉ số dẻo (Ip), % <6 <6 AASHTO T90-02 (*)
5 Chỉ số PP = Chỉ số dẻo Ip x % lượng lọt qua sàng 0,075mm <45 <60
6 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % <15 <15 TCVN 1772-87(**)
7 Độ chặt đầm nén (Kyc),% >98 >98 22 TCN 33-06 (phương pháp II-D)
Ghi chú:
(*) Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt qua sàng 0,425mm.
(**) Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài;
Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75mm và chiếm trên 5% khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã xác định cho từng cỡ hạt

3 Công nghệ thi công lớp móng đường bằng cấp phối đá dăm
3.1 Công tác chuẩn bị thi công
3.1.1 Công tác chuẩn bị vật liệu CPĐD
a) Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình. Công tác này bao gồm việc khảo sát, kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ công trình làm cơ sở để Tư vấn giám sát chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu.
b) Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân công trình để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu làm cơ sở để Tư vấn giám sát chấp thuận đưa vật liệu vào sử dụng trong công trình.
- Bãi chứa vật liệu nên bố trí gần vị trí thi công và phải tập kết được khối lượng vật liệu CPĐD tối thiểu cho một ca thi công.
- Bãi chứa vật liệu phải được gia cố để: không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiện vận chuyển, thi công; không bị ngập nước, bùn đất hoặc vật liệu khác lẫn vào;
- Không tập lết lẫn lộn nhiều nguồn vật liệu vào cùng một vị trí;
- Trong mọi công đoạn vận chuyển, tập kết, phải có các biện pháp nhằm tránh sự phân tầng của vật liệu CPĐD.
3.1.2 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công
a) Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọc định vị tim và mép móng đường.
b) Việc thi công các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công được nghiệm thu. Khi cần thiết, phải tiến hành kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của mặt bằng thi công đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế.
c) Đối với mặt bằng thi công là móng hoặc mặt đường cũ, phải phát hiện, xử lý triệt để các vị trí hư hỏng cục bộ. Việc sửa chữa hư hỏng và bù vênh phải kết thúc trước khi thi công lớp móng CPĐD . Khi bù vênh bằng CPĐD thì chiều dày bù vênh tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh đinh Dmax.
3.1.3 Công tác chuẩn bị thiết bị thi công chủ yếu và thiết bị phục vụ thi công
a) Huy động đầy đủ các trang thiết bị thi công chủ yếu như máy rải hoặc máy san, các loại lu, ô tô tự đổ chuyên chở vật liệu, thiết bị thống kê độ ẩm, máy đo đạc cao độ, dụng cụ khống chế chiều dày …, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra độ chặt, độ ẩm tại hiện trường…
b) Tiến hành kiểm tra tất cả các tính năng cơ bản của thiết bị thi công chủ yếu như hệ thống điều khiển chiều dày rải của máy rải, hệ thông rung của lu rung, hệ thống điều khiển thủy lực của lưỡi ben máy san, hệ thống phun nước, hệ thống phun nước… nhằm bảo đảm khả năng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thi công lớp vật liệu CPĐD.
c) Việc đưa các trang thiết bị trên vào dây truyền thiết bị thi công đại trà phải dựa trên kết quả của công tác thi công thí điểm (khoản 3.3)
3.2 Các yêu cầu về thi công lớp móng đường bằng vật liệu CPĐD
3.3.1 Công tác tập kết vật liệu vào mặt bằng thi công
a) Vật liệu CPĐD, sau khi được chấp thuận đưa vào sử dụng trong công trình, được tập kết đến mặt bằng thi công bằng cách:
- Đổ trực tiếp vào phễu máy rải hoặc
- Đổ thành các đống trên mặt bằng thi công (chỉ đối với lớp móng dưới và khi được Tư vấn giám sát cho phép rải bằng máy san) với khoảng cách giữa các đống vật liệu phải được tính toán và không quá 10m( khoản 3.2.3)
- Sơ đồ vận hành của các xe tập kết vật liệu, khoảng cách giữa các đống vật liệu phải được dựa vào kết quả của công tác thi công thí điểm (khoản 3.3).
b) CPĐD đã được vận chuyển đến vị trí thi công nên tiến hành thi công ngay nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng và gây cản trở giao thông.
3.2.2 Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD
a) Phải đảm bảo vật liệu CPĐD luôn có độ ẩm nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu (W0 + 2%) trong suốt quá trình chuyên trở, tập kết, san hoặc rải và lu lèn.
b) Trước và trong quá trình thi công, cần phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời độ ẩm của vật liệu CPĐD.
- Nếu vật liệu có độ ẩm thấp hơn phạm vi độ ẩm tối ưu, phải tưới nước bổ xung bằng các vòi tưới dạng mưa và không được để nước rửa trôi các hạt mịn. Nên kết hợp việc bổ xung độ ẩm ngay trong quá trình san rải, lu lèn bằng bộ phận phun nước dạng sương gắn kèm;
- Nếu độ ẩm lớn hơn phạm vị độ ẩm tối ưu thì phải rải ra để hong khô trước khi lu lèn.
3.2.3 Công tác san rải CPĐD
a) Đối với lớp móng trên, vật liệu CPĐD được rải bằng máy rải.
b) Đối với lớp móng dưới, nên sử dụng máy rải để nâng cao chất lượng công trình. Chỉ được sử dụng máy san để rải vật liệu CPĐD khi có đầy đủ các giải pháp chống phân tầng của vật liệu CPĐD và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
c) Căn cứ vào tính năng của thiết bị, chiều dày thiết kế, có thể phân thành các lớp thi công. Chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn 18cm đối với lớp móng dưới và 15cm đối với lớp móng trên và chiều dày tối thiểu của mỗi lớp phải không nhỏ hơn 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax.
d) Việc quyết định chiều dày rải (thông qua hệ số lu lèn) phải căn cứ vào kết quả thi công thí điểm, có thể xác định hệ số rải (hệ số lu lèn) sơ bộ K*rải như sau:

K*rải
Trong đó:
Là khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn, g/cm3
Là khối lượng thể tích khô của vật liệu CPĐD ở trạng thái rời (chưa có đầm nén), g/cm3
Là độ chặt yêu cầu của lớp CPĐD.
đ) Để đảm bảo độ chặt lu lèn trên toàn bộ bề rộng móng, khi không có khuôn đường hoặc đá vỉa, phải rải vật liệu CPĐD rộng thêm mỗi bên móng tối thiểu là 25cm so với bề rộng thiết kế của móng. Tại các vị trí tiếp giáp với vệt rải trước, phải tiến hành laọi bỏ các vật liệu CPĐD rời rạc tại các mép của vệt rải trước khi rải vệt rải tiếp theo.
e) Trường hợp sử dụng máy san để rải vật liệu CPĐD, phải bố trí công nhân lái máy lành nghề và công nhân phụ theo máy nhằm hạn chế và xử lý kịp thời hiện tượng phân tầng của vật liệu. Với những vị trí vật liệu phân tầng, phải loại bỏ toàn bộ vật liệu và thay thế bằng vật liệu CPĐD mới. Việc xác lập sơ đồ vận hành của máy san, rải CPĐD phải dựa vào kết quả của công tác thi công thí điểm (khoản 3.3).
g) Phải thường xuyên kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc, độ ẩm, độ đồng đều của vật liệu CPĐD trong suốt quá trình san rải.
3.2.4 Công tác lu lèn
a) Phải lựa chọn và phối hợp các loại lu trong sơ đồ lu lèn. Thông thường, sử dụng lu nhẹ với vận tốc chậm để lu những lượt đầu, sau đó sử dụng lu có trọng tải nặng lu tiếp cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu.
b) Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều đối với tất cả các điểm trên mặt móng (kể cả phần mở rộng), đồng thời phải đảm bảo độ bằng phẳng sau khi lu lèn.
c) Việc lu lèn phải thực hiện từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt bánh lu trước từ 20 – 25cm. Những đoạn đường thẳng, lu từ mép vào tim đường và ở các đoạn đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong.
d) Ngay sau giai đoạn lu lèn sơ bộ, phải tiến hành ngay công tác kiểm tra cao độ, độ dốc ngang, độ bằng phẳng và phát hiện những vị trí bị lồi lõm, phân tầng để bù phụ, sửa chữa kịp thời:
- Nếu thấy có hiện tượng khác thường như rạn nứt, gợn sóng, xô dồn hoặc rời rạc không chặt… phải dừng lu, tìm nguyên nhân và xử lý triệt để để rồi mới được lu tiếp. Tất cả các công tác này phải hoàn tất trước khi đạt được 80% công lu;
- Nếu phải bù phụ sau khi đã lu lèn xong, thì bề mặt lớp móng CPĐD đó phải được cầy xới với chiều sâu tối thiểu là 5cm trước khi rải bù.
đ) Sơ đồ công nghệ lu lèn áp dụng để thi công đại trà cho từng lớp vật liệu như các loại lu sử dụng, trình tự lu, số lần lu phải được xây dựng trên cơ sở thi công thí điểm lớp móng CPĐD (khoản 3.3).
3.2.5 Bảo dưỡng và làm lớp nhựa thấm bám
a) Không cho xe cộ đi lại trên lớp móng khi chưa tưới nhựa thấm bàm và phải thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt lớp móng CPĐD để tránh các hạt mịn bị gió thổi.
b) Đối với lớp móng trên, cần phải nhanh chóng tưới lớp thấm bám bằng nhựa pha dầu loại MC-70 (phù hợp với tiêu chuẩn ASTM D2027) hoặc nhũ tương nhựa đường loại SS0-1h hoặc CSS-1h (phù hợp với tiêu chuẩn ASTM D997 hoặc ASTM D2397).
- Trước khi tưới nhựa dính bám, phải tiến hành làm vệ sinh bề mặt lớp móng nhằm loại bỏ bụi, rác, vật liệu rời rạc bằng các dụng cụ thích hợp như chổi, máy nén khí nhưng không được làm bong bật các cốt liệu của lớp móng;
- Khi tưới nhựa thấm bám, phải đảm bảo vật liệu có nhiệt độ làm việc thích hợp (khoảng 30-650C đối với MC70 và 25 – 70%0C với SS-1h hoặc CSS-1h) và nhiệt độ không khí lớn hơn 80C.
- Tiến hành phun tưới lớp nhựa thấm bám đồng đều trên toàn bộ bề mặt lớp móng bằng các thiết bị chuyên dụng với áp lực phun từ 2-5 at với định mức là 1,2 + 0,1 lít/m2.
c) Nếu phải đảm bảo giao thông, ngay sau khi tưới lớp thấm bám, phải phủ một lớp đá mạt kích cỡ 0,5cm x 1,0cm với định mức 10 + 1 lít/m2 và lu nhẹ khoảng 2-3 lần/điểm. Đồng thời, phải bố trí lực lượng duy tu, bảo dưỡng hàng ngày như: thoát nước bề mặt, bù phụ, quét gạt các hạt đá văng dạt và lu lèn lại những chỗ có hiện tượng bị bong bật do xe chạy.
3.3 Thi công thí điểm
3.3.1 Yêu cầu đối với công tác thi công thí điểm
a) Việc thi công thí điểm phải được áp dụng cho mỗi mũi thi công trong các trường hợp sau:
- Trước khi triển khai thi công đại trà;
- Khi có sự thay đổi thiết bị thi công chính như: lu nặng, máy san, máy rải;
- Khi có sự thay đổi về nguồn cung cấp vật liệu hoặc loại vật liệu CPĐD.
b) Công tác thi công thí điểm là cơ sở để đề ra biện pháp tổ chức thi công đại trà nhằm đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và kinh tế. Do vậy, việc thi công thí điểm phải đưa ra được các thông số công nghệ tối ưu sau:
- Sơ đồ tập kết vật liệu, sơ đồ vận hành của máy san hoặc máy rải:
- Hệ số lu lèn, chiều dày tối ưu của lớp thi công;
- Sơ đồ lu lèn của mỗi loại lu với thứ tự và hành trình lu, vận tốc và số lần lu qua một điểm;
- Các công tác phụ trơ như bù phụ, xử lý phân tầng và các bước kiểm tra, giám sát chất lượng và tiến độ thi công.
c) Toàn bộ công tác thi công thí điểm, từ khi lập đề cương cho đến khi xác lập được dây chuyền công nghệ áp dụng cho thi công đại trà, phải được sự kiểm tra và chấp thuận của Tư vấn giám sát.
3.3.2 Lập biện pháp tổ chức thi công thí điểm
a) Các phân đoạn được lựa chọn thi công thí điểm phải đại diện cho phạm vi thi công của mỗi mũi thi công về: loại hình kết cấu của mặt bằng thi công, độ dốc dọc, dốc ngang, bề rộng lớp móng… Thông thường, chiều dài tối thiểu của mỗi phân đoạn thí điểm là 50m.
b) Căn cứ vào yêu cầu về tiến độ thi công, về tiến độ cung cấp vật liệu, điều kiện thực tế về mặt bằng, về khả năng huy động trang thiết bị thi công và các yêu cầu đã nêu ở khoản 3.3.1, tiến hành lập ít nhất 2 sơ đồ công nghệ thi công thí điểm ứng với 2 phân đoạn đã được lựa chọn.
c) Khi lập các sơ đồ công nghệ thi công thí điểm phải xem xét đầy đủ các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị thi công hiện có, kết hợp với kinh nghiệm thi công đã được tích lũy và điều kiện thực tế về năng lực thiết bị, hiện trường. Trong sơ đồ công nghệ thi công thí điểm, phải nêu rõ các vấn đề sau:
- Tuân thủ theo quy định tại khoản 3.2.3 khi xác định sơ bộ chiều dày của mỗi lớp vật liệu CPĐD sau khi rải hoặc san (ban đầu có thể tạm lấy hệ số lu lèn là 1,3). Lập sơ đồ vận hành của phương tiện tập kết, san rải vật liệu. Cần xác định sơ bộ cự ly giữa các đống vật liệu khi thi công bằng máy san;
- Lựa chọn và huy động các chủng loại lu thích hợp;
- Lập sơ đồ lu cho mỗi loại lu, trong đó nêu rõ trình tự lu lèn, số lượt và tốc độ lu qua một điểm, sự phối hợp các loại lu…;
- Xác lập sơ bộ các công việc phụ trợ, các bước và thời điểm tiến hành các công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện nhằm đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng của các dây truyền thi công và đảm bảo chất lượng công trình.
3.3.3 Tiến hành thí điểm
a) Tiến hành thi công thí điểm theo các sơ đồ công nghệ đã lập trên các phân đoạn thí điểm khác nhau, đồng thời ghi lại các số liệu cơ bản của mỗi bước thi công đã thực hiện như:
- Số lượng, khối lượng vật liệu chuyên chở của phương tiện tập kết vật liệu đến công trường. Khoảng cách giữa các đống vật liệu CPĐD (đối với lớp móng dưới, khi được phép thi công bằng máy san);
- Biện pháp tưới nước bổ sung để đạt được độ ẩm trong và sau khi san hoặc rải;
- Cao độ trước và sau khi san hoặc rải vật liệu CPĐD;
- Các hiện tượng phân tầng, lượn sóng, độ bằng phẳng và việc bù phụ… (nếu có);
- Trình tự vào, ra của các loại lu, số lượt lu và vận tốc lu qua một điểm;
- Kết quả thí nghiệm xác định độ chặt, độ ẩm thi công (ở giai đoạn cuối của quá trình lu lèn) ứng với số lượt đi qua của mỗi loại lu tại vị trí thí nghiệm;
- Cao độ sau công tác sau hoàn thiện công tác lu lèn lớp móng CPĐD ;
- Thời gian bắt đầu, kết thúc, điều kiện thời tiết thí điểm.
b) Từ các số liệu đã thu nhận, tiến hành tính toán và hiệu chính lại các thông số như:
- Hệ số rải (hệ số lu lèn) Krải được xác định dựa vào các số liệu cao độ trên cùng một mặt cắt tại các điểm tương ứng như sau:
Krải= CĐrải – CĐmb


Trong đó:
CĐmb là cao độ mặt bằng thi công, m;
CĐrải là cao độ bề mặt lớp CPĐD sau khi rải, m;
CĐlu là cao độ bề mặt lớp CPĐD sau khi lu lèn xong (đã đạt độ chặt yêu cầu), m
- Tương quan giữa số lần lu lèn (hoặc công lu) và độ chặt đạt được;
- Số lượng phương tiện vận chuyển tham gia vào dây truyền, cự ly giữa các đống vật liệu (nếu rải bằng máy san).
c) Tiến hành hiệu chỉnh sơ đồ thi công thí điểm để áp dụng cho thi công đại trà.
4 Yêu cầu đối với công tác kiểm tra, nghiệm thu
4.1 Quy định về lấy mẫu vật liệu CPĐD phục vụ công tác kiểm tra nghiệmthu chất lượng vật liệu và lớp móng CPĐD .
4.1.4 Mật độ lấy mẫu, thí nghiệm được quy định trong Quy trình này là tối thiểu.
4.1.2 Để phục vụ công tác kiểm tra nghiệm thu, khối lượng tối thiểu lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường để thí nghiệm được quy định tại bảng 3.
Bảng 3. Yêu cầu khối lượng tối thiểu lấy mẫu tại hiện trường
Cỡ hạt danh định lớn nhất Dmax=37,5mm Dmax=25mm Dmax=19mm
Khối lượng mẫu tối thiểu 125kg 100kg 75kg
4.1.3 Mẫu thí nghiệm được lấy phải đại diện cho lô sản phẩm hoặc đoạn được thí nghiệm, kiểm tra. Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra và điều kiện cụ thể, việc lấy mẫu có thể được thực hiện theo các phương thức khác nhau và tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:
a) Khi lấy mẫu tại cửa xả, phải đảm bảo lấy trọn vẹn toàn bộ vật liệu xả ra, không được để rơi vãi;
b) Khi lấy mẫu trên băng tải, phải lấy hết vật liệu trên toàn bộ mặt cắt ngang của băng tải, đặc biệt chú ý lấy hết các hạt mịn;
c) Không lấy mẫu vật liệu tại cửa xả hoặc trên băng truyền sản xuất khi dây truyền mới bắt đầu ca sản xuất, chưa ổn định;
d) Khi lấy mẫu vật liệu tại các đống chứa, với mỗi đống, gạt bỏ vật liệu phía trên thân đống thành một mặt phẳng có kích thước không nhỏ hơn 50cm x 50cm và đào thành hố vuông vắn sao cho đủ khối lượng vật liệu theo quy định thành một hố;
đ) Khi lấy vật liệu trên lớp móng đã rải, phải đào thành hố thẳng đứng và lấy hết toàn bộ vật liệu theo chiều dày kết cấu.
4.2 Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng vật liệu
Công tác kiểm tra, nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD phải được tiến hành theo các giai đoạn sau:
4.2.1 Giai đoạn kiểm tra phục vụ cho công tác chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình.
a) Mẫu kiểm tra được lấy tại nguồn cung cấp, cứ 3.000m3 vật liệu cung cấp cho công trình hoặc khi liên quan đến một trong các trường hợp sau, tiến hành lấy một mẫu:
- Nguồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình;
- Có sự thay đổi nguồn cung cấp;
- Có sự thay đổi địa tầng khai thác của đá nguyên khai;
- Có sự thay đổi dây truyền nghiền sàng hoặc hàm nghiền hoặc cỡ sàng.
- Có sự bất thường về chất lượng vật liệu.
b) Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu được quy định tại Bảng 1, Bảng 2.
4.2.2 Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD đã được tập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng.
a) Mẫu kiểm tra được lấy ở bãi chứa tại chân công trình, cứ 1.000m3 vật liệu lấy một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc khi có sự bất thường về chất lượng vật liệu.
b) Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu quy định tại Bảng 1, Bảng 2 và đồng thời thí nghiệm đầm nén trong phòng.
4.3 Kiểm tra quá trình thi công
Trong suốt quá trình thi công, đơn vị thi công phải thường xuyên tiến hành thí nghiệm, kiểm tra các nội dung sau:
4.3.1 Độ ẩm, sự phân tầng của vật liệu CPĐD (quan sát bằng mắt và kiểm tra thành phần hạt). Cứ 200m3 vật liệu CPĐD hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí nghiệm thành phần hạt, độ ẩm.
4.3.2 Độ chặt lu lèn
a) Việc thí nghiệm thực hiện theo “Quy trình kỹ thuật xác định dung trọng của đất bằng phương pháp rót cát” 22TCN 13-79 hoặc tiêu chuẩn AASHTO T191 và được tiến hành tại mỗi lớp móng CPĐD đã thi công xong.
b) Đến giai đoạn cuối của quá trình lu lèn, phải thường xuyên thí nghiệm kiểm tra độ chặt lu lèn để làm cơ sở kết thúc quá trình lu lèn. Cứ 800m2 phải tiến hành thí nghiệm độ lu lèn tại một vị trí ngẫu nhiên.
4.3.3 Các yếu tố hình học, độ bằng phẳng
a) Cao độ, độ dốc ngang của bề mặt lớp móng được xác định dựa trên số liệu đo cao độ tại tim và tại mép của mặt móng.
b) Chiều dày lớp móng được xác định dựa trên số liệu đo đạc cao độ trước và sau khi thi công lớp móng tại các điểm tương ứng trên cùng một mặt cắt (khi cần thiết, tiến hành đào hố để kiểm tra).
c) Bề rộng lớp móng được xác định bằng thước thép.
d) Độ bằng phẳng được đo bằng thước 3m theo “Quy trình kỹ thuật đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3 mét” 22 TCN 16-79. Khe hở lớn nhất dưới thước được quy định tại Bảng 4.
đ) Mật độ kiểm tra và các yêu cầu cụ thể được quy định tại Bảng 4.
Bảng 4. Yêu cầu về kích thước hình học và độ bằng phẳng của lớp móng bằng CPĐD
TT Chỉ tiêu kiểm tra Giới hạn cho phép Mật độ kiểm tra
Móng dưới Móng trên
1 Cao độ -10mm -5mm Cứ 40 – 50m với đoạn tuyến thẳng, 20 – 25m với đoạn tuyến cong bằng hoặc cong đứng đo một trắc ngang
2 Độ dốc ngang +0,5% +0,3%
3 Chiều dày +10mm +0,5mm
4 Bề rộng -50mm -50mm
5 Độ bằng phẳng: khe hở lớn nhất dưới thước3m <10mm <5mm Cứ 100m đo tại một vị trí

e) Các số liệu thí nghiệm trên là cơ sở để tiến hành nghiệm thu công trình.
4.4 Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công
4.4.1 Đối với độ chặ lu lèn: cứ 7.000m2 hoặc 1km (với đường 2 làm xe) thí nghiệm kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên (trường hợp) rải tải bằng máy san, kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên).
4.4.2 Đối với các yếu tố hình học, độ bằng phẳng: mật độ kiểm tra bằng 20% khối lượng quy định tại khoản 4.3.3

PHỤ LỤC A
CHỈ DẪN LỰA CHỌN TRỊ SỐ MÔ ĐUN DÀN HỒI TÍNH TOÁN
CỦA VẬT LIỆU CPĐD
Khi thiết kế áo đường mềm theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm” 22TCN 211-93, có thể lấy trị số mô đun đàn hồi tính toán của vật liệu CPĐD như sau:
CPĐD loại I: 2500 < Ett < 3000 daN/cm2;
CPĐD loại II: 2000 < 2500 daN/cm2.